NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNG (27/7/1963-27/7/2023) VÀ PHẤN ĐẤU XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN VÀO NĂM 2025!
Nghiên cứu trao đổi
Áp dụng câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tình huống đối với các môn học thuộc khoa Nhà nước và Pháp luật Trường Chính trị tỉnh Hải Dương

ThS. Phạm Thị Thanh, Phó trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật

Việc đưa câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tình huống vào giảng dạy đối với môn Nhà nước và pháp luật và môn quản lý hành chính nhà nước thực sự là việc làm cần thiết. Nó giúp phát huy tinh thần chủ động tư duy của học viên để nắm bắt kiến thức ngay ở trên lớp, tạo tiền đề cho việc tự học, tự tìm hiểu và tự nghiên cứu sâu hơn. Học viên tham gia chủ động vào giờ học, thấy hứng thú và thực sự cảm nhận ý nghĩa của mỗi giờ đến lớp. Qua việc trả lời câu hỏi trắc nghiệm, bài tập tình huống, giảng viên củng cố lại kiến thức, kịp thời uốn nắn tư duy chưa đúng và nhận thức lệch chuẩn nếu có của học viên.

            Do đặc thù các chuyên đề thuộc hai bộ môn do khoa Nhà nước và pháp luật đảm nhận thường khô khan nhiều khái niệm chuyên môn khó hiểu. Hầu hết các bài học đều mang tính lý luận và trừu tượng dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Thực tế đòi hỏi cần biến cách học thụ động, im lặng, nghe giảng, ghi chép và độc thoại từ phía giảng viên thành cách học chủ động, tự giác. Khi kết thúc khóa học, học viên có thể giải quyết được các vấn đề ở cơ sở đặt ra trong lĩnh vực luật pháp.

Trong bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ về một số nội dung liên quan đến kỹ năng xây dựng câu hỏi trắc nghiệm và tình huống giảng dạy môn Nhà nước và pháp luật, môn quản lý hành chính nhà nước. Cụ thể:

1. Giảng viên cần xây dựng câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tình huống cho phù hợp.

Trước hết cần chọn nội dung để xây dựng. Trong từng bài có nhiều nội dung, nhưng tập trung vào vấn đề chính, trọng tâm. Từng bài đều xác định rõ mục đích, yêu cầu và nội dung trọng tâm. Việc đưa các câu hỏi trắc nghiệm hay bài tập tình huống nên đưa ngay vào sau mỗi phần nội dung trọng tâm để đánh giá việc nhận thức vấn đề của nội dung trọng tâm đó. Khi tiến hành cần dành khoảng thời gian nhất định cho học viên nghiên cứu, thảo luận. Việc nghiên cứu các nội dung lý luận yêu cầu học viên tự đọc trước khi lên lớp. Giảng viên cần hướng dẫn học viên cách phân tích các tình tiết, tìm ra đặc thù các quan hệ được mô tả trong tình tiết để xác định ngành luật điều chỉnh. Tiếp đến, cần xác định quy phạm pháp luật được vận dụng để giải quyết. Trên cơ sở đó đưa ra các phương án giải quyết và lựa chọn phương án tối ưu. Ở mỗi bước giải quyết các tình huống giảng viên cần gợi mở vấn đề thông qua việc đặt các câu hỏi. Các câu hỏi đưa ra phải từ dễ đến khó, từ những tình tiết riêng lẻ đến sâu chuỗi các tình tiết. Tất cả các học viên đều có thể tham gia, phương án tối ưu được lựa chọn là thuyết phục.

- Đối với việc xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm. Có nhiều cách xây dựng câu hỏi khác nhau như xây dựng câu hỏi trắc nghiệm Đúng/Sai, câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết, câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi. Tuy nhiên, với đặc thù đối tượng học viên và nội dung giảng dạy lý luận, nhất là giảng dạy lý luận về luật pháp, nên xây dựng câu hỏi trắc nghiệm theo cách trắc nghiệm Đúng/Sai tức là đưa ra một nhận định, học viên phải lựa chọn một trong hai phương án trả lời để khẳng định nhận định đó là đúng hay sai và có yêu cầu giải thích. Việc giải thích này để xác định câu trả lời là có cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, việc chọn câu trả lời Đúng/Sai không phải cảm tính, ngẫu nhiên, may mắn.

Có thể sử dụng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Với câu hỏi dạng này có hai phần, phần đầu được gọi là phần dẫn, nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi; phần sau là phương án để chọn, thường được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D, …. hoặc các con số 1, 2, 3, 4, … Trong các phương án đã chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng hoặc một phương án đúng nhất còn các phương án khác được đưa vào với tác dụng gây nhiễu. Do vậy khi các câu lựa chọn được chuẩn bị tốt thì một người không có kiến thức chắc chắn về vấn đề đó sẽ không thể nhận biết được trong tất cả các phương án đã chọn đâu là phương án đúng, đâu là phương án nhiễu, chưa đúng.

           - Đối với cách xây dựng bài tập tình huống. Yêu cầu đối với tình huống đưa ra phải là tình huống được mô tả sát thực tế, sát yêu cầu giải quyết và trong khả năng hiểu biết để học viên với trình độ thực tế có thể giải quyết được. Các tình tiết đưa ra phải lôgic, chặt chẽ. Các tình huống đưa ra phải liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, thẩm quyền của chính quyền cơ sở.

2. Như vậy, để thực hiện các kỹ năng trên giảng viên cần quan tâm một số vấn đề sau:

Một là, các giảng viên cần nắm chắc các vấn đề lý luận, am hiểu thực tế. Do vậy, giảng viên cần nghiên cứu sâu, thường xuyên cập nhật kiến thức và văn bản pháp lý để đảm bảo xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm cũng như tình huống được phù hợp.

Hai là, giảng viên cần được cung cấp và chủ động tiếp cận hệ thống tài liệu, cập nhật kịp thời những văn bản pháp lý vốn thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, nhất là những hướng dẫn chuyên môn của ngành, của tỉnh, trên các lĩnh vực, đặc biệt là áp dụng cho cấp cơ sở.

Ba là, kiến nghị nhà trường có thể áp dụng hình thức thi trắc nghiệm hoặc bài tập tình huống đối với các môn học thuộc khoa Nhà nước và pháp luật trong thời gian tới. Vừa tiết kiệm thời gian, vừa giúp học viên có được phông kiến thức pháp lý sâu, rộng, mang lại hiệu quả cao hơn.

Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giảng dạy các môn học thuộc khoa Nhà nước và pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.

Các tin mới hơn
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ(22/11/2023)
Chủ động nhận diện những luận điệu xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh(15/11/2023)
Vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong giảng dạy môn học Quản lý hành chính nhà nước tại trường Chính trị tỉnh Hải Dương(15/11/2023)
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TỔNG KẾT THỰC TIỄN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN(13/11/2023)
Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã của tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu phát triển thành tỉnh công nghiệp hiện đại(11/11/2023)
Các tin cũ hơn
Quy định về cán bộ công chức cấp xã theo Thông tư 13/2019/TT-BNV(03/03/2020)
Cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh Hải Dương đồng lòng nhất trí, quyết tâm phát huy sức mạnh trí tuệ tập thể để vững bước đi lên(06/02/2020)
Hội nghị dân chủ ở Trường Chính trị tỉnh Hải Dương, nơi phát huy cao nhất trí tuệ tập thể, tính dân chủ của toàn thể cán bộ, viên chức trong cơ quan(06/02/2020)
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Bộ CHQS tỉnh Hải Dương Bảo Tàng tỉnh Hải Dương
http://dochoi.haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín