NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNG (27/7/1963-27/7/2023) VÀ PHẤN ĐẤU XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN VÀO NĂM 2025!
Nghiên cứu trao đổi
Nhận diện những tác động tích cực và hạn chế đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã tỉnh Hải Dương hiện nay

Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã hiện nay ở Hải Dương chịu sự tác động của nhiều yếu tố từ các yếu tố có cả tích cực và tiêu cực. Đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan quản lý và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã cần nhận diện để từ đó có giải pháp cho phù hợp

ThS. Phạm Thị Thanh

Phó trưởng khoa Nhà nước và pháp luật

 
Nghiệm thu đề tài cấp tỉnh: "Đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ công chức cấp xã tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2019 và giải pháp giai đoạn 2020 - 2025".

Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã hiện nay ở Hải Dương chịu sự tác động của nhiều yếu tố từ các yếu tố về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, có thể nhận diện một số tác động theo hướng tích cực và tiêu cực như sau:

1. Những tác động tích cực

- Một là, vị trí địa lý của tỉnh gần với các đơn vị hành chính trung tâm của cả nước như thủ đô Hà Nội, gần các trung tâm kinh tế lớn như Hải Phòng, Quảng Ninh, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ nên rất thuận lợi cho tỉnh ta trong việc tham khảo kinh nghiệm thực tiễn của các địa phương khác trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Việc học tập của CBCC các cấp nói chung cũng thuận tiện do gần nhiều trung tâm đào tạo lớn cuả cả nước nên sự lựa chọn các đơn vị đào tạo cũng rất đa dạng.

- Hai là, vị trí các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh cơ bản là có khoảng cách với trung tâm thành phố không quá xa, bán kính xa nhất dao động từ 50 đến 60 km. Đã tạo thuận lợi cho việc đi lại, tham gia học tập của CBCC các cấp, nhất là với CBCC cấp xã. Theo đó nhiều CBCC cấp xã có thể lựa chọn các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với đặc thù công tác, với nơi cư trú của mình để ít ảnh hưởng nhất đến sinh hoạt gia đình tạo điều kiện yên tâm học tập.

- Ba là, Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, có nhiều yếu tố nguồn lực tiềm năng để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Hải Dương cũng là một trong 16 tỉnh tự cân đối được thu – chi ngân sách, được đánh giá là điểm sáng về kinh tế của vùng nên khả năng tạo nguồn, bố trí nguồn lực cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC của tỉnh sẽ có lợi thế về tính chủ động hơn.

- Bốn là, Hải Dương có truyền thống văn hiến, là mảnh đất hiếu học, tôn sự trọng đạo với những tấm gương điển hình được lịch sử ghi nhận và tôn vinh như danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, thầy giáo Chu Văn An, có làng tiến sỹ… đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp để các thế hệ người dân kế tục, trong đó có phong trào học tập nâng cao trình độ của CBCC cấp xã.

- Năm là, Hải Dương có số lượng dân số đông so với các tỉnh lân cận (chỉ sau thành phố Hà Nội, Hải Phòng) tạo nguồn lực dồi dào cho lao động, sản xuất và học tập. Trong đó, số lượng CBCC cấp xã của tỉnh có số lượng đông nhất trong toàn bộ hệ thống chính quyền 3 cấp của tỉnh, đây là nguồn đào tạo tiềm năng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh trong việc thực hiện chính sách cán bộ. Mặt khác, nhu cầu học tập nâng cao trình độ của CBCC còn rất lớn. Có thể thấy qua phân tích số liệu về trình độ chuyên môn của CBCC cấp xã của tỉnh được nâng lên hàng năm, tuy nhiên hiện nay trình độ về quản lý nhà nước và lý luận Chính trị vẫn còn có nhiều hạn chế, nhất là yêu cầu chuẩn về kiến thức bồi dưỡng ngạch, bậc. Rõ ràng, đây là thuận lợi lớn trong công tác chiêu sinh, mở lớp của tỉnh và các đơn vị theo phân công, phân cấp quản lý.

2. Tác động tiêu cực

- Thứ nhất, Hải Dương gần các thành phố lớn nên sự cạnh tranh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng là rất gay gắt, không tránh khỏi những hệ lụy tiêu cực từ cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng đến chất lượng học tập, đến thái độ, tâm lý của cán bộ, đảng viên. Đồng thời, gây sức ép lớn đến các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh thậm chí theo chiều hướng tiêu cực như khó khăn trong công tác chiêu sinh, mở lớp và về lâu dài ảnh hưởng đến nguồn đào tạo của các đơn vị sự nghiệp trong tỉnh.

- Thứ hai, Hải Dương là một trong 16 tỉnh tự cân đối được thu – chi, đây vừa là một thuận lợi nhưng đồng thời cũng xen lẫn những tác động mang tính khó khăn cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC của tỉnh. Yêu cầu đặt ra là tỉnh phải tự tìm kiếm nguồn lực, tự cân đối các nội dung thu – chi trong đó có cân đối nguồn cho đào tạo, bồi dưỡng, nguồn ngân sách hỗ trợ từ trung ương không còn nên đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các cơ quan quản lý cũng như đơn vị đào tạo và thậm chí cả bản thân CBCC, không loại trừ một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần huy động đến xã hội hóa.

- Ba là, Trong bối cảnh chung thực hiện tinh giản biên chế, đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn và sắp tới là Đề án sáp nhập 55 đơn vị hành chính cấp xã của Tỉnh, điều này gây tâm tư rất lớn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhất là CBCC cấp xã, đặc biệt ở các đơn vị hành chính cấp xã ở diện sáp nhập. Như vậy, cả về trước mắt và lâu dài nguồn đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC cấp xã sẽ bị thu hẹp so với giai đoạn trước đây (trước 2017).

- Bốn là, do trình độ của CBCC cấp xã ngày càng được nâng cao nên đặt ra yêu cầu cũng ngày càng cao hơn đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng. Cách truyền tải theo lối mòn, thông tin thiếu cập nhật, ít mang tính thời sự hoặc nội dung chương trình mang nặng tính lý thuyết, khô cứng, sáo rỗng dứt khoát không phù hợp và đáp ứng được mong muốn, kỳ vọng của người học. Vậy nên, đối với các đơn vị tham gia đào tạo, bồi dưỡng cần phải đổi mới rất nhiều để đáp ứng được yêu cầu của người học.

- Năm là, tâm lý ngại học tập lý luận chính trị vẫn còn ở một bộ phận cán bộ, đảng viên trong đó có CBCC cấp xã đã tác động tiêu cực đến chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Có những học viên xác định động cơ học tập chỉ để lấy bằng, lấy chứng chỉ nên không coi trọng chất lượng, sẵn sàng chọn những đơn vị đào tạo theo kiểu “ăn xổi”, từ đó dẫn đến năng lực công tác sau đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự tốt.

Với những thuận lợi và khó khăn như trên, đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan chức năng cũng như các đơn vị sự nghiệp có chức năng đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã cần đặc biệt chú ý nhận diện để từ đó có chiến lược đào tạo bồi dưỡng CBCC các cấp nói chung và CBCC cấp xã nói riêng cho phù hợp trong thời gian tới nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự phát triển của tỉnh Hải Dương trong thời kỳ hội nhập.

 
 
Các tin mới hơn
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ(22/11/2023)
Chủ động nhận diện những luận điệu xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh(15/11/2023)
Vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong giảng dạy môn học Quản lý hành chính nhà nước tại trường Chính trị tỉnh Hải Dương(15/11/2023)
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TỔNG KẾT THỰC TIỄN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN(13/11/2023)
Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã của tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu phát triển thành tỉnh công nghiệp hiện đại(11/11/2023)
Các tin cũ hơn
Các Nghị định mới được Chính phủ ban hành liên quan tới vấn đề nhân sự đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức, nhân sự các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và UBND cấp tỉnh (17/09/2020)
Ý nghĩa lịch sử và giá trị bất hủ của Bản Tuyên ngôn Độc Lập(28/08/2020)
HẢI DƯƠNG – MÙA THU THÁNG TÁM(21/08/2020)
Chung sức, đồng lòng, cương quyết chặn đứng dịch bệnh Covid - 19(20/08/2020)
Những điều đặc biệt của Cách mạng Tháng Tám(18/08/2020)
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Bộ CHQS tỉnh Hải Dương Bảo Tàng tỉnh Hải Dương
http://dochoi.haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín