NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNG (27/7/1963-27/7/2023) VÀ PHẤN ĐẤU XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN VÀO NĂM 2025!
Nghiên cứu trao đổi
Tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự tham gia lãnh đạo, quản lý của nữ giới

Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Nga

                       Đơn vị: Khoa Lý luận cơ sở

 Công tác bình đẳng giới nói chung và công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nói riêng là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài của cả hệ thống chính trị Việt Nam. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được xem là một trong những nội dung quan trọng, then chốt, tạo cơ hội cho phụ nữ được nói tiếng nói đại diện cho giới mình, được phát huy trình độ năng lực, kinh nghiệm, thể hiện quan điểm trong quyết định các chính sách về các lĩnh vực khác nhau của quốc gia. Thông qua đó, góp phần tạo nên nền tảng vững chắc cho việc thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 

Trong “Chính cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt” của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là “đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam hoàn toàn được độc lập, nam nữ bình quyền”. Chính vì vậy, ngay sau khi giành độc lập Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo quyền con người của phụ nữ nói chung và quyền chính trị của phụ nữ nói riêng, coi đó là một trong những mục tiêu lớn, một chương trình hành động thiết thực nhằm đảm bảo quyền con người. Thúc đẩy sự tham gia lãnh đạo, quản lý của nữ giới trong lĩnh vực chính trị có tầm quan trọng to lớn, vì một số lý do sau đây:

Một là, sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ có vai trò quan trọng vì thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý là vấn đề của quyền bình đẳng và công bằng về sự đại diện chính trị. Lãnh đạo còn là sự đại diện cho lợi ích và tiếng nói của mọi giai cấp, tầng lớp và giới tính. Đại diện chính thức là những người trở thành lãnh đạo do họ được bầu hoặc bổ nhiệm vào một vị trí lãnh đạo, quản lý cụ thể trong hệ thống chính trị theo đúng quy trình, thủ tục, luật pháp quy định. Những người lãnh đạo là đại diện chính thức như thế có tầm quan trọng đối với những người đã bầu ra họ hoặc cấp dưới của họ vì họ sẽ bảo vệ nhu cầu, lợi ích của cử tri hoặc cấp dưới trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách công. Do phụ nữ chiếm 50% dân số nên đại diện của phụ nữ trong lãnh đạo cần phản ánh tỷ lê tương đương là vấn đề của “quyền đại diện”

Hai là, thúc đẩy nữ giới tham gia lãnh đạo, quản lý trong khu vực công đảm bảo luật pháp, chính sách công có chất lượng tốt hơn, bảo đảm được nhu cầu và lợi ích của nữ giới. Giữa nam giới và nữ giới có cách nhìn nhận, đánh giá cũng như nhu cầu, lợi ích khác nhau. Chính vì vậy, những yếu tố này cần được thể hiện trong quá trình xây dựng, ban hành hệ thống chính sách, pháp luật thông qua đại diện của từng giới. Hơn nữa, bản thân phụ nữ với những đặc trưng về sự chu toàn, khéo léo cũng sẽ góp phần xây dựng hệ thống chính sách toàn diện hơn, phù hợp hơn, đặc biệt là những chính sách có ảnh hưởng tới phụ nữ.

Ba là, việc thúc đẩy sự tham gia lãnh đạo, quản lý của nữ giới trong lĩnh vực chính trị cũng như các lĩnh vực khác, chính là đang đẩy mạnh khai thác và sử dụng triệt để, hiệu quả hơn nguồn nhân lực chất lượng cao. Bất cứ một quốc gia nào, một nền chính trị nào cũng cần có những lãnh đạo giỏi, đến từ cả nam giới và nữ giới. Nữ giới chiếm 50% dân số, nếu như không mở rộng các vị trí lãnh đạo nữ nghĩa là đang hạn chế, thậm chí là “lãng phí” nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bốn là, xuất phát từ đặc trưng của phái nữ là sự chỉn chu trong công việc, sự gần gũi đối với người khác, khả năng “biết lắng nghe”, từ đó giúp cho việc nữ giới “tham chính” sẽ chịu khó nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, của cấp dưới cũng như khả năng thu thập các thông tin phản hồi về việc thực thi các chính sách, pháp luật tốt hơn, giúp nâng cao hiệu quả thực hiện cũng như sẽ có những điều chỉnh kịp thời với hệ thống chính sách, quy định. Nhiều nhà lãnh đạo nữ với tố chất và bản tính mềm dẻo, khéo léo nhưng quyết đoán đã giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng một cách linh hoạt và hiệu quả, mang lại lợi ích cho quốc gia dân tộc và đóng vai trò quốc tế.

Năm là, sự tham gia lãnh đạo, quản lý nhiều hơn của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị và hành chính công có đóng góp cho sự phát triển bền vững của các quốc gia vì các lãnh đạo nữ trong khu vực công có xu hướng ủng hộ hơn những chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của quốc gia như môi trường, y tế, giáo dục.

Sáu là, nữ giới tham gia lãnh đạo, quản lý góp phần từng bước xóa bỏ định kiến giới về vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, góp phần dần xóa bỏ định kiến cho rằng nữ giới chỉ và chỉ nên, chỉ cần làm tốt công việc nội trợ, gia đình. Cho nên, có thể nói việc thúc đẩy nữ giới tham gia lãnh đạo, quản lý chính là góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong xã hội, cộng đồng và gia đình.

Thêm nữa, việc thúc đẩy nữ giới tham gia lãnh đạo, quản lý còn xuất phát từ chính thực tiễn: tỷ lệ nữ giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa đạt tỷ lệ mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra. Cho nên, việc thúc đẩy nữ giới tham gia lãnh đạo, quản lý chính là góp phần hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng trong tình hình mới.

Như vậy, với những phân tích ở trên có thể thấy rằng việc thúc đẩy nữ giới tham gia lãnh đạo, quản lý là hết sức cần thiết. Sự tham gia lãnh đạo của phụ nữ rất quan trọng và điều quan trọng hơn là phải nhận thức rõ rằng phụ nữ không phải là một nhóm đồng nhất. Tùy thuộc vào việc phụ nữ trẻ hay lớn tuổi, có học vấn hoặc không có bằng cấp, sống ở nông thôn hay thành thị, họ có những kinh nghiệm sống khác nhau dẫn đến các ưu tiên và nhu cầu khác nhau. Cần tính đến các đặc điểm, điều kiện, nhu cầu này mới chính là cơ sở để hướng đến bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nói riêng một cách thực chất.
Các tin mới hơn
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ(22/11/2023)
Chủ động nhận diện những luận điệu xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh(15/11/2023)
Vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong giảng dạy môn học Quản lý hành chính nhà nước tại trường Chính trị tỉnh Hải Dương(15/11/2023)
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TỔNG KẾT THỰC TIỄN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN(13/11/2023)
Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã của tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu phát triển thành tỉnh công nghiệp hiện đại(11/11/2023)
Các tin cũ hơn
C.MÁC - PH.ĂNG GHEN VÀ BƯỚC NGOẶT CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (05/05/2021)
THẮNG LỢI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC, GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975) - BÀI HỌC RÚT RA ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆNNAY(30/04/2021)
Quan điểm của C.Mác, Ph.Ănggen, Lênin về giải phóng phụ nữ(08/03/2021)
Một số chính sách mới có hiệu lực tháng 3 năm 2021(28/02/2021)
“Y TÁ LÀ NHỮNG CHIẾN SỸ ĐÁNH GIẶC ỐM”(26/02/2021)
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Bộ CHQS tỉnh Hải Dương Bảo Tàng tỉnh Hải Dương
http://dochoi.haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín