NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNG (27/7/1963-27/7/2023) VÀ PHẤN ĐẤU XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN VÀO NĂM 2025!
Nghiên cứu trao đổi
Nhìn lại 10 năm thực hiện nhiệm vụ cải cách thể chế (2011 - 2020) ở tỉnh Hải Dương theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ

ThS. Trần Thị Phượng

GV: Khoa NN & PL

         Tỉnh Hải Dương luôn xác định công tác cải cách hành chính là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Nội vụ, đặc biệt là Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, trong những năm qua Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác cải cách hành chính. Một trong sáu nhiệm vụ của cải cách hành chính là cải cách thể chế. Trong 10 năm (2011 - 2020), thực hiện nhiệm vụ cải cách thể chế theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của chính phủ, tỉnh Hải Dương đã đạt được nhiều kết quả tích cực tạo nền tảng cho việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính khác. Cụ thể:

         Thứ nhất, về kết quả chủ yếu đạt được

         a.Về tình hình triển khai xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc phạm vi trách nhiệm của tỉnh

         Việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) được HĐND và UBND tỉnh Hải Dương quan tâm chỉ đạo. Hằng năm, UBND tỉnh chỉ đã đạo các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện trên cơ sở các văn bản QPPL của Trung ương, các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đều tham mưu lập kế hoạch để xây dựng các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền. Quy trình ban hành các văn bản QPPL của tỉnh đều được triển khai thực hiện đúng quy định, không chồng chéo, phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế ở địa phương.

         b. Về hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh

         Để hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế chính sách về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của địa phương, hằng năm HĐND và UBND tỉnh Hải Dương đều ban hành Chương trình xây dựng văn bản QPPL và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản QPPL. Nội dung các văn QPPL đã bám sát với tình hình thực tế của địa phương, phù hợp với các quy định của Trung ương. Công tác thẩm định dự thảo văn bản bảo đảm kịp thời, đúng quy định của pháp luật.

         Công tác theo dõi thi hành pháp luật: Hằng năm, UBND tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo, lựa chọn lĩnh vực trọng tâm theo dõi thi hành pháp luật của tỉnh, đồng thời, chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện bám sát các nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ, Bộ Tư pháp đã lựa chọn theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn theo từng năm[1](1); đồng thời thành lập đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra trực tiếp tại một số đơn vị trên địa bàn tỉnh.

         Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL: Công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL đã được các cấp, các ngành quan tâm, coi đây là hoạt động thường xuyên, quan trọng gắn liền với công tác ban hành văn bản QPPL. Qua đó đã kịp thời phát hiện ra những văn bản QPPL mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực để trình cấp có thẩm quyển sửa đổi bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ; do vậy, chất lượng văn bản QPPL do các cấp chính quyền tỉnh Hải Dương ngày càng được nâng cao(2).

         Công tác tự kiểm tra và kiểm tra văn bản QPPL: UBND tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh tự kiểm tra văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành. Kết quả kiểm tra cho thấy, hầu hết các văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành đều bảo đảm có căn cứ, đúng thẩm quyền, nội dung, không trái quy định của pháp luật, có tính khả thi, về cơ bản bảo đảm đúng về mặt thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản(3).

         c. Việc tổ chức triển khai hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật

         Việc tổ chức triển khai, đánh giá tác động của cải cách thể chế đối với các mặt của đời sống xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự: Nhìn chung các văn bản QPPL của HĐND, UBND các cấp ban hành được ngành tư pháp các cấp thẩm định đều đảm bảo hợp hiến, hợp pháp, khả thi và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Trung bình hằng năm, cấp tỉnh thực hiện thẩm định và tham gia ý kiến đối với gần 100 dự thảo văn bản QPPL, cấp huyện thực hiện thẩm định gần 50 dự thảo văn bản QPPL(4).

         UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành nhiều văn bản QPPL nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với các nhiệm vụ được phân cấp quản lý. Việc triển khai và tổ chức thực hiện các văn bản QPPL được thực hiện nghiêm, các TTHC trong các lĩnh vực tư pháp được thực hiện đúng quy định, tạo sự hài lòng, tin tưởng của người dân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh.

         Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương đặc biệt quan tâm, chú trọng, được xác định là nhiệm vụ thường xuyên; tỉnh đã giao cho Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Hải Dương, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng đến từng người dân, học sinh, sinh viên và người lao động.

         Thứ hai, một số tồn tại, hạn chế

         Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện nhiệm vụ cải cách thể chế của tỉnh Hải Dương thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:

         - Một số sở, ban, ngành của tỉnh chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; chưa chủ động trong công tác tham mưu; vẫn còn tình trạng một số cơ quan soạn thảo văn bản QPPL chưa tuân thủ nghiêm quy định pháp luật về quy trình xây dựng văn bản QPPL.

         - Chất lượng văn bản QPPL còn chưa cao, chưa có bước đột phá, còn khuôn cứng theo quy định, chưa có sáng tạo phù hợp với thực tiễn. Khâu đánh giá tác động kinh tế - xã hội của văn bản chưa được coi trọng trong quá trình soạn thảo dẫn đến khi ban hành, tính khả thi của văn bản không cao.

         - Công tác rà soát, kiểm tra văn bản QPPL chưa được thường xuyên.

         - Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL còn lúng túng.

         - Việc phối hợp trong thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật của một số cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chưa thực sự hiệu quả.

         Thứ ba, một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới

         Trong thời gian tới, để khắc phục những tồn tại, hạn chế và thực hiện tốt hơn nữa cải cách thể chế, tỉnh Hải Dương đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

         - Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 và Luật Ban hành văn bản QPPL (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Chủ động ban hành những cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện, đặc điểm của địa phương.

         - Tăng cường công tác kiểm tra văn bản QPPL; kịp thời xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật phát hiện sau kiểm tra.

         - Thường xuyên thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL để đảm bảo tính kịp thời, phù hợp, tính thống nhất trong hệ thống văn bản QPPL.

         - Làm tốt công tác theo dõi thi hành pháp luật, từng bước nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.

         - Tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến cán bộ, công chức, viên chức và trong nhân dân./.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Chính Phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020;

2. Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP;

3. UBND tỉnh Hải Dương (2020), Báo cáo số 139/BC-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2020 tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2030.

 

 



[1],2,3,4 . UBND tỉnh Hải Dương (2020), Báo cáo số 139/BC-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2020 tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2030 (Phụ lục II: Thống kê các chỉ tiêu, nhiệm vụ về cải cách hành chính - lĩnh vực cải cách thể chế của tỉnh Hải Dương qua các năm 2011-2020).

Các tin mới hơn
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ(22/11/2023)
Chủ động nhận diện những luận điệu xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh(15/11/2023)
Vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong giảng dạy môn học Quản lý hành chính nhà nước tại trường Chính trị tỉnh Hải Dương(15/11/2023)
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TỔNG KẾT THỰC TIỄN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN(13/11/2023)
Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã của tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu phát triển thành tỉnh công nghiệp hiện đại(11/11/2023)
Các tin cũ hơn
Phân tích giá trị lý luận củng cố niềm tin khoa học cho việc lựa chọn con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay(20/06/2021)
Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn đối với đội ngũ giảng viên trẻ là đoàn viên thanh niên ở trường Chính trị tỉnh Hải Dương hiện nay(04/06/2021)
Mãi mãi đi theo con đường Bác Hồ đã chọn(02/06/2021)
Đổi mới hoạt động nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu thực tế ở cơ sở đối với giảng viên của trường Chính trị tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu mới hiện nay(13/05/2021)
C.MÁC - PH.ĂNG GHEN VÀ BƯỚC NGOẶT CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (05/05/2021)
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Bộ CHQS tỉnh Hải Dương Bảo Tàng tỉnh Hải Dương
http://dochoi.haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín