NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2024) VÀ 138 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (01/5/1886-01/5/2024)!
Nghiên cứu trao đổi
Vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong giảng dạy môn học Quản lý hành chính nhà nước tại trường Chính trị tỉnh Hải Dương

ThS. Trần Thị Hiền - Khoa Nhà nước và pháp luật

Trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị, môn học Quản lý hành chính nhà nước là học phần độc lập, có nội dung rất quan trọng. Vì vậy, Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước được tổ chức biên soạn gồm 9 bài nhằm trang bị kiến thức lý luận chung về quản lý hành chính nhà nước, quản lý nhà nước về các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội ở cơ sở.

Môn Quản lý hành chính nhà nước là môn học mang tính nghiệp vụ, có tính chất đặc thù. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học là mối quan tâm của mỗi cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy các bộ môn nói chung, môn Quản lý hành chính nhà nước nói riêng trong các trường Chính trị tỉnh. Trong những năm qua việc giảng dạy môn Quản lý hành chính nhà nước trong chương trình Trung cấp Lý luận chính trị ở trường Chính trị tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Quản lý hành chính nhà nước theo đúng tính chất yêu cầu của môn học thì cần phát huy hơn nữa tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của học viên trong học tập dưới vai trò tổ chức, điều khiển của giảng viên.

Luật giáo dục năm 2019 (điều 7 khoản 2) đã ghi: “Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.

Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước, chỉ đạo những phương pháp giảng dạy, dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

“Tích cực” trong phương pháp dạy học tích cực được dùng với nghĩa hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không theo nghĩa trái với tiêu cực. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học nghĩa tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy.

Bản chất của phương pháp dạy học tích cực biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, quá trình truyền thụ kiến thức của người dạy thành quá trình tự học của người học. Giáo viên tạo nên những tình huống có vấn đề để học viên chấp nhận các tình huống đó cần thiết đối với họ, học viên tự tìm tòi, nghiên cứu, chủ động hợp tác dưới sự tổ chức, điều khiển, cố vấn của người dạy để tìm ra kiến thức mới. Do vậy, khi áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực cần đảm bảo:

Một là, dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của người học và chú trọng phương pháp tự học. Một trong những yêu cầu của dạy học hiện nay là khuyến khích người học tự khám phá những điều chưa biết trên cơ sở những điều đã biết. Tham gia vào các hoạt động học tập, người học được đặt vào các tình huống, được trực tiếp quan sát, thảo luận, trao đổi, được khuyến khích đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề theo cách của mình, được động viên trình bày quan điểm riêng của mỗi cá nhân. Điều này sẽ giúp người học hiểu và tự lý giải mình cần phải học những gì và vì sao phải học chúng. Khi xác định được nhu cầu và động cơ học tập đúng đắn, người học sẽ tích cực, tự giác tham gia các hoạt động do người dạy tổ chức. Nếu người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen và ý chí tự học sẽ tạo cho họ lồng say mê học tập, khơi dậy nội lực vốn có và kết quả học tập sẽ tăng lên.

Hai là, dạy và học chú trọng đến sự quan tâm, hứng thú của người học, nhu cầu và lợi ích của xã hội với mục đích phát huy cao độ tính tích cực, tự rèn luyện cho người học cách làm việc độc lập, phát triển tư duy sáng tạo, kỹ năng tổ chức công việc, trình bày kết quả. Các chủ đề/nội dung học tập cần gắn với nhu cầu, lợi ích của người học cũng như của thực tiễn xã hội. Điều này làm cho kiến thức có tính ứng dụng cao và người học hiểu được giá trị, tác dụng, sự cần thiết của những kiến thức đó trong cuộc sống thực tiễn xã hội. Tuy nhiên, người dạy có thể gặp khó khăn trong tổ chức hoạt động học tập, khó có thể làm cho tất cả người học hứng thú với chủ đề/nội dung bài học. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và nghệ thuật sư phạm của người dạy. Cần động viên, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời để đảm bảo tất cả người học đều chủ động tham gia tích cực.

Ba là, tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân phối hợp với học hợp tác. Để người học có điều kiện bộc lộ, phát triển khả năng của mình, cần đặt họ vào môi trường học tập hợp tác trong các mối quan hệ thầy - trò, trò - trò. Để học hợp tác hiệu quả, người dạy cần hình thành cho người học thói quen học tập tự giác, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau. Nhiệm vụ được giao phải rõ ràng, cụ thể, mỗi thành viên trong nhóm đều được phân công, xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của mình để tránh tình trạng ỷ lại, dựa dẫm hoặc có những biểu hiện không hợp tác, phá rối, làm cho hoạt động hợp tác mất thời gian, kém hiệu quả.

Bốn là, dạy học coi trọng hướng dẫn tìm tòi. Việc coi trọng hướng dẫn tìm tòi giúp người học phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và nhấn mạnh rằng, người học có thể học được phương pháp học thông qua hoạt động. Với người học đã có khả năng làm việc độc lập, tự giác, tư duy lôgíc, khả năng phân tích, tổng hợp đánh giả đã phát triển thì áp dụng sẽ rất hiệu quả. Một nhiệm vụ tốt là nhiệm vụ đưa ra những thách thức cho người học vì nó sẽ tạo ra nhu cầu cần hỗ trợ đối với người học. Các nhiệm vụ cần đa dạng và thiết kế phù hợp với từng đối tượng. Người dạy có những can thiệp tích cực. cân quan sát để hỗ trợ kịp thời,

Năm là, kết hợp đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học. Trong dạy học, đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng, điều chỉnh hoạt động học tập của người học mà còn tạo điều kiện cho nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của người dạy. Người dạy là người định hướng, tổ chức, là trọng tài trong các hoạt động thảo luận, đồng thời là người đưa ra các kết luận, đánh giá trên cơ sở tự đánh giá lẫn nhau của người học. Mối quan hệ tương tác này là động lực cho sự chủ động tích cực của người học, người học được phép sáng tạo, phát hiện cái mới, được thể hiện chính kiến và chia sẻ kinh nghiệm trong moi quan hệ hợp tác thân thiện. Đồng thời, cả người dạy và người học đều có cơ hội nhìn nhận lại bản thân mình để điều chỉnh cách dạy, cách học cho phù hợp, thúc đẩy kết quả dạy học tốt hơn.

Bên cạnh đó, trước những yêu cầu của thực tế hiện nay, với những khó khăn thách thức, giảng viên giảng dạy môn Quản lý hành chính nhà nước nói riêng và giảng viên nói chung tại Trường Chính trị tỉnh Hải Dương cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:

Một là, nghiên cứu cải thiện kỹ năng giảng dạy của giảng viên. Giảng viên cần đầu tư nghiên cứu thêm về các phương pháp dạy học tích cực, dành thời gian nghiên cứu các yêu cầu của mỗi phương pháp, thường xuyên trau dồi kỹ năng giảng dạy tương ứng với từng phương pháp sư phạm để có thể áp dụng nhuần nhuyễn trong từng bài giảng. Thành thạo phương pháp và uyên bác về nội dung chuyên môn là 2 yêu cầu song song.

Trong sinh hoạt chuyên môn các giảng viên có thể chia sẻ lẫn nhau kinh nghiệm đứng lớp. Mỗi giảng viên tự rút kinh nghiệm sau mỗi bài học, mỗi buổi lên lớp. Việc bổ sung giáo án cần được làm thường xuyên không chỉ khi có lịch giảng. Đây chính là quá trình tự đào tạo mà nhờ vậy thì mỗi bài giảng sẽ càng ngày càng hoàn chỉnh và nhuần nhuyễn hơn.

Hai là, thường xuyên bổ túc cập nhật dữ liệu thực tế, xây dựng kho dữ liệu cá nhân để đưa vào bài giảng. Để có được dữ liệu thực tế minh họa cho bài giảng và thực hành phương pháp, mỗi giảng viên cần có kế hoạch riêng của mình, tích cực tìm kiếm các dữ liệu thực tế qua các kênh như: báo chí, thực tiễn quan sát được qua nghiên cứu thực tế hay bài tập về nhà của học viên, thắc mắc của người học, hay các tình huống, dẫn chứng trong các khóa luận. Mặt khác, ngay tại lớp học, những câu hỏi thắc mắc, hay tình huống có vấn đề do người học đưa ra thì chính là những dữ liệu giảng viên có thể tập hợp để sử dụng cho các lớp học tiếp theo. Dữ liệu có thể tập hợp từ giảng dạy và khóa luận ở các chương trình khác nhau. Các dữ liệu bao gồm sự việc tình huống, hình ảnh, video clip có thể phân theo thể loại và theo nội dung. Khi dữ liệu được cập nhật thường xuyên, có phân loại, lưu trữ, sẽ làm giàu thêm hiểu biết của giảng viên, đồng thời thuận tiện dễ dàng sử dụng khi cần thiết, đưa vào bài giảng sẽ làm bài giảng trở nên thu hút và thuyết phục.

Ba là, chủ động bổ túc kiến thức chuyên môn để chủ động trong giảng dạy. Kiến thức chuyên môn có thể tiếp nhận từ tài liệu, từ đồng nghiệp và từ cả học viên. Giảng viên phải trăn trở về các nội dung bài giảng, kết hợp dùng phương pháp phù hợp để chinh phục người học vì người học bây giờ có trình độ rất cao, hầu hết học viên trung cấp lý luận chính trị - hành chính đã tốt nghiệp đại học, một số còn trên đại học, thạc sĩ, thậm chí tiến sĩ, phó giáo sư.

Bốn là, chuẩn bị kỹ về phương tiện, công cụ dạy học, nghiên cứu đối tượng học viên từng lớp để có sự lựa chọn phương pháp phù hợp.

Thực tế cho thấy, khi giảng viên sử dụng phù hợp các phương pháp giảng dạy tích cực với từng đối tượng học viên và nội dung bài giảng thì chất lượng giảng dạy được ghi nhận bằng chính sự hài lòng của học viên. Để làm được điều này, trước khi tiến hành giảng dạy trên lớp, giảng viên cần tìm hiểu để nắm chắc tình hình đặc điểm học viên bởi đối tượng học viên là cán bộ vừa học, vừa làm thường không đồng đều về lứa tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác và thường có tâm lý ngại phát biểu; đó là trở ngại lớn khi áp dụng giảng dạy bằng các phương pháp tích cực. Nếu giảng viên nắm chắc đối tượng học và công việc ở cơ quan của học viên, thì sẽ có những “chiến lược” đúng đắn để phân chia nhóm học tập, cũng như phát huy được thế mạnh của mỗi học viên. Với phương châm dạy học “lấy người học làm trung tâm”, “học đi đôi với hành”, ‘‘lý luận gắn với thực tiễn”, giảng viên phải khai thác tối đa kinh nghiệm của người học để kích thích chính học viên chủ động nêu và xử lý tình huống. Thực hiện phương châm này, giảng viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực để có thể tác động làm thay đổi, chuyển biến cách thức phối hợp hoạt động giữa giảng viên và học viên, nhằm giúp học viên không chỉ chiếm lĩnh hệ thống kiến thức là những khái niệm, phạm trù, nguyên lí, quy luật trừu tượng mà còn hình thành, rèn luyện cho học viên những kĩ năng, kĩ xảo thực hành sáng tạo để vận dụng vào hoạt động thực tiễn./.

Các tin mới hơn
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ(22/11/2023)
Các tin cũ hơn
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TỔNG KẾT THỰC TIỄN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN(13/11/2023)
Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã của tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu phát triển thành tỉnh công nghiệp hiện đại(11/11/2023)
MỘT HIỆN TƯỢNG PHA LOÃNG LỊCH SỬ TRONG GIÁO DỤC(11/11/2023)
PHƯƠNG PHÁP TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN – Ý NGHĨA TRONG XÂY DỰNG CHI BỘ VỮNG MẠNH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY(11/11/2023)
BÀN VỀ CHẤT LƯỢNG BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TẠI HẢI DƯƠNG HIỆN NAY(09/11/2023)
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Bộ CHQS tỉnh Hải Dương Bảo Tàng tỉnh Hải Dương
http://dochoi.haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín