NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNG (27/7/1963-27/7/2023) VÀ PHẤN ĐẤU XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN VÀO NĂM 2025!
Nghiên cứu trao đổi
ĐẨY MẠNH “CHUYỂN ĐỔI SỐ GIAI ĐOẠN 2021-2025” TẠI HUYỆN NINH GIANG,TỈNH HẢI DƯƠNG

Là huyện thuần nông với phần lớn người dân vẫn làm nông nghiệp, ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Ninh Giang lần thứ XXIV đã tập trung xây dựng chương trình hành động và kế hoạch triển khai thực hiện dựa trên những lợi thế sẵn có. Huyện ủy đã xây dựng 16 đề án, 4 dự án và công trình trọng điểm để thực hiện xuyên suốt trong cả nhiệm kỳ.

 Lễ đón Bằng công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020 và gặp mặt kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Ninh Giang (ảnh sưu tầm)

Là huyện thuần nông với phần lớn người dân vẫn làm nông nghiệp, ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Ninh Giang lần thứ XXIV đã tập trung xây dựng chương trình hành động và kế hoạch triển khai thực hiện dựa trên những lợi thế sẵn có. Huyện ủy đã xây dựng 16 đề án, 4 dự án và công trình trọng điểm để thực hiện xuyên suốt trong cả nhiệm kỳ.

Triển khai thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/3/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương về chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. Huyện Ninh Giang đã tập trung chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh lộ trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, qua đó đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong thời gian qua.

1. Chuyển đối số và thực trạng chuyển đổi số ở huyện Ninh Giang

Thứ nhất, về chủ trương phát triển "Chính phủ số, Chính quyền số"

 Đến nay, 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện đến xã triển khai phần mềm Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh, phục vụ công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cho tổ chức, công dân. Kết quả trên cơ sở dữ liệu quốc gia hiện nay huyện Ninh Giang đã hoàn thành đồng bộ giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC với Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh. Đến tháng 11/2021, trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh đã tiếp nhận 53.094 hồ sơ đã giải quyết trước hạn 52.843 hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ được xử lý đúng hạn đạt 96.5 %. Hệ thống đã được kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia hoạt động ổn định, đảm bảo kết nối, cung cấp thông tin và dịch vụ công mọi lúc, mọi nơi. Bên cạnh đó, triển khai, ứng dụng Brandname để thực hiện gửi tin nhắn thông báo kết quả giải quyết TTHC trên cổng dịch vụ công quốc gia cho tổ chức và công dân khi đến thực hiện các TTHC.

Hoàn thành đồng bộ kết quả xử lý hồ sơ; hoàn thành kết nối, tích hợp sử dụng hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia; Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh cấp quyền sử dụng cho 15 tài khoản của cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm nhiệm vụ hướng dẫn tổ chúc và công dân tại bộ phận Tiếp nhận và trả két quả của huyện khai thác sử dụng dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Tính đến tháng 10/2021, tổng số văn bản trao đổi trên môi trường mạng giữa các cơ quan hành chính nhà nước qua Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành (VNPT- iOffice) đạt 4.275 văn, tỷ lệ văn bản điện tử trao đổi nội bộ có áp dụng chữ ký số đạt 98% (trừ văn bản mật). Hoàn thành kết nối, liên thông và trao đổi văn bản điện tử giữa Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của tỉnh với Hệ thống của tỉnh. Đến nay, 100% văn bản đi của huyện được ký số và gửi đi thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia, số lượng văn bản trao đổi giữa UBND huyện với các bộ, ngành, địa phương khác qua Trục liên thông trung bình trên  80 văn bản/tháng.

Việc triển khai chữ ký số trong hoạt động trao đổi thông tin giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện đã đem lại những kết quả tích cực góp phần hiện đại hóa nền hành chính công. Tính đến tháng 10/2021, tổng số chứng thư số trên toàn huyện là 279 thiết bị cấp cho đối tượng cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện cấp xã. Huyện đã ban hành Đề án xây dựng chính quyền điện tử để làm kiến trúc nền tảng trong việc chuyển đổi số của địa phương. Hệ thống thông tin báo cáo đã được triển khai sử dụng trên toàn huyện 2021.

Thứ hai, về phát triển kinh tế số, xã hội số

Cơ bản các doanh nghiệp đã biết ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh như: xây dựng Trang thông tin điện tử, sử dụng thư điện tử và một số doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm xác lập quy trình sản xuất, quản lý khách hàng, quản lý nguyên liệu, quản lý tài chính kế toán và ứng dụng rộng rãi các hình thức thanh toán điện tử.

Tình hình hoạt động mạng lưới Bưu chính, Viễn thông ổn định; chất lượng dịch vụ được nâng cao, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn. 

Hạ tầng băng rộng cáp quang, kết nối Internet đã được phủ đến 100% xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện. Mạng truyền số liệu chuyên dùng các cơ quan Đảng, Nhà nước được triển khai kết nối, sử dụng tại huyện hoạt động hiệu quả, dự kiến năm 2022 triển khai đến cấp xã.

Thứ ba, sự nhận thức và thể chế hóa đối với vấn đề chuyển đổi số

- Tuyên truyền, chuyển đổi nhận thức về chuyển đổi số

Các cấp, các ngành đã tổ chức phổ biến, nâng cao nhận thức đến người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số, tiến hành chuyển đổi số ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của ngành mình, cấp mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; chia sẻ, phổ biến câu chuyện thành công, tôn vinh gương thành công điển hình về chuyển đổi số; tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức về sử dụng DVCTT và bưu chính công ích để người dân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện biết và sử dụng.

Đã triển khai thực hiện tuyên truyền về giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, trên cổng thông tin điện tử của huyện, trang thông tin điện tử các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, giới thiệu các lợi ích khi sử dụng dịch vụ công. Bố trí cán bộ làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện, cấp xã tăng cường hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 

- Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo, triển khai đối với chuyển đổi số trên địa bàn

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 03/8/2021 về thực hiện Nghị quyết chuyển đổi giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện Ninh Giang; 

Qua đó đã từng bước chuyển đổi nhận thức, hình thành tư duy cho đội ngũ cán bộ, công chức về phát triển và ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhà nước, trong phát triển kinh tế - xã hội để thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm thực hiện hóa các cơ hội, tiềm năng chuyển đổi số mang lại khi công nghệ số được đưa vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội; tích cực sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

Triển khai xây dựng Trung tâm điều hành thông minh tỉnh (IOC) và đưa vào hoạt động chính thức từ ngày 19/9/2020 với 06 hợp phần thí điểm gồm: Giám sát điều hành chỉ tiêu báo cáo, thống kê; Giám sát điều hành chỉ tiêu kinh tế - xã hội; Giám sát hiệu quả hoạt động của chính quyền; Giám sát, điều hành lĩnh vực Y tế; Giám sát, điều hành lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo; Phản ánh hiện trường, phản ánh kiến nghị của người dân.

- Một số kết quả đạt được trong các lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số

Về lĩnh vực y tế: Đã triển khai xong hệ thống phần mềm quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT tại 100% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Sở Y tế quản lý, nâng cao hiệu quả về quản lý chuyên môn, công tác khám chữa bệnh và thanh toán BHYT cho Trung tâm Y tế huyện và cơ sở y tế xã, phường, thị trấn; 

Về lĩnh vực giáo dục: Ngành Giáo dục huyện đã triển khai ứng dụng CNTT trong dạy và học, trong tập huấn, bồi dưỡng giáo viên qua mạng đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Đồng thời đã triển khai phần mềm “Hệ sinh thái quản lý giáo dục Việt Nam VnEdu” đến 76 trường học, liên thông từ cấp cơ sở giáo dục đến cấp Phòng - cấp Sở - cấp Bộ, hiện nay hệ thống VnEdu dữ liệu đang được lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu (Data Center) của VNPT, đã sẵn sàng cho việc triển khai hệ thống quản lý dữ liệu tập trung (Big Data) của ngành Giáo dục trên toàn huyện và đã kết nối thử nghiệm thành công với Cổng thông tin dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng việc thực hiện Đề án quản lý hồ sơ điện tử (sổ điểm điện tử, học bạ điện tử) của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngoài ra đã triển khai phần mềm quản lý, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ (VNPT Check) trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trong thời gian tới, Ninh Giang sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai DVCTT mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh, đồng thời tích hợp trên Cổng Dịch công quốc gia; triển khai thêm một số hợp phần của Trung tâm điều hành thông minh tỉnh; ưu tiên triển khai chuyển đổi số trong một số lĩnh vực như: y tế, giáo dục và đào tạo, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, năng lượng,  tài nguyên - môi trường, sản xuất công nghiệp; đồng thời tiếp tục phát triển hạ tầng số, nền tảng số, kiến tạo thể chế, bảo đảm an toàn, an ninh mạng và tuyên truyền, chuyển đổi nhận thức về chuyển đổi số, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghệ số hướng đến phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số./.

3. Những thuận lợi, khó khăn và thách thức và giải pháp trong chuyển đổi số

Thứ nhất, về thuận lợi

Sự vào cuộc của các cấp, các ngành sự chỉ đạo sát sao của Thường vụ Huyện uỷ và lãnh đạo HĐND, lãnh đạo UBND cũng như sự ủng hộ nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể, sự đồng thuận của nhân dân trên địa bàn huyện cho nhiệm vụ chuyển đổi số.

Xây dựng cơ chế chính sách, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

Từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ chuyển đổi số theo lộ trình mà đề án xây dựng chính quyền điện tử của huyện nhằm hiện thực hoá Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ XXV đã đề ra.

Quyết tâm và sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền huyện trong nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch chuyển đổi số đã đề ra.

Thứ hai, những khó khăn và thách thức

Nhận thức về chuyển đổi số của cán bộ, công chức, viên chức và đội ngũ lãnh đạo còn hạn chế, việc sử dụng những công nghệ mới, thiết bị mới còn nhiều hạn chế.

Hạ tầng công nghệ thông tin còn yếu chưa đáp ứng được đòi hỏi trong chuyển đổi số.

Việc thay đổi quy trình làm việc, thói quen làm việc và các hệ thống công nghệ hỗ trợ khiến việc tiếp cận của cán bộ công chức, viên chức và lãnh đạo quản lý chưa theo kịp với sự phát triển nhanh của công nghệ số.

Nguồn nhân lực về công nghệ thông tin cho chuyển đổi số là chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi đặt ra thách thức lớn. Sự thiếu hụt về nhân sự có kỹ năng làm chủ công nghệ là thách thức rất lớn khi độ tuổi trung bình cao, khả năng thích nghi còn những hạn chế nhất định

Thiếu liên kết chiến lược và quy trình kỹ thuật số giữa các cơ quan có liên quan trong giải quyết các thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công của tỉnh, dịch vụ công quốc gia.

Sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong chuyển đổi số chưa đồng bộ, tâm lý e ngại khiến việc chuyển đổi số gặp nhiều khó khăn hơn.

Thứ ba, giải pháp

Trên cơ sở nhận rõ thuận lợi, khó khăn trong điều kiện hiện nay và trong thời gian tới, nhằm góp phần đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống và làm việc của người dân, cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, Cần có chiến lược tổng thể, xây dựng mô hình chính quyền điện tử làm nền tảng cho đầu tư triển khai các hạng mục đã được đề án xây dựng chính quyền điện tử đã chỉ ra.

Thứ hai, Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nền tảng, ứng dụng số (Zalo, Facebook….) cổng thông tin điện tử huyện, trang thông tin điện tử các xã, thị trấn và trên hệ thống loa truyền thanh các xã, thị trấn để người dân và doanh nghiệp trên địa bàn nắm được và thực hiện.

Thứ ba, Đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ  thông tin và các trang thiết bị, ứng dụng hỗ trợ việc số hoá văn bản, hồ sơ và các ứng dụng chuyển đổi số khác. Đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin với băng thông rộng và đường chuyền số kết nối trên toàn tỉnh.

Thứ tư, Hàng năm có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số cho 2 cấp huyện xã.

Thứ năm, Xây dựng các quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và công dân trong đó quy đình rõ vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị.

Thứ sáu, Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan chặt chẽ, khoa học. Phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cơ quan, đơn vị. Có chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng và nêu rõ trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và người đứng đầu tổ chức nếu để chậm trễ các nhiệm vụ chuyển đổi số xảy ra ở đơn vị, cơ quan mình phụ trách.

Thứ bẩy, Tăng cường công tác tập huấn, triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số. Xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm người đứng đầu trong từng cơ quan, đơn vị.

                                 Ths. Phạm Thị Thanh Xuân- Phó trưởng khoa Nhà nước và pháp luật 

 
 
 
Các tin mới hơn
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ(22/11/2023)
Chủ động nhận diện những luận điệu xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh(15/11/2023)
Vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong giảng dạy môn học Quản lý hành chính nhà nước tại trường Chính trị tỉnh Hải Dương(15/11/2023)
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TỔNG KẾT THỰC TIỄN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN(13/11/2023)
Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã của tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu phát triển thành tỉnh công nghiệp hiện đại(11/11/2023)
Các tin cũ hơn
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VÀ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ NHÂN LOẠI (06/11/2021)
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương góp phần xây dựng Trường Chính Trị tỉnh Hải Dương đạt chuẩn mức I, giai đoạn 2022 - 2026(19/10/2021)
Một số khó khăn trong hoạt động của Ban công tác Mặt trận Tổ Quốc ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay(18/10/2021)
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lý luận chính trị chương trình TCLLCT –HC theo định hướng phát triển năng lực(18/10/2021)
Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò của phụ nữ; vận dụng vào thực tế vai trò của phụ nữ Trường Chính trị Tỉnh Hải Dương. (18/10/2021)
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Bộ CHQS tỉnh Hải Dương Bảo Tàng tỉnh Hải Dương
http://dochoi.haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín