Điểm
cầu tỉnh Hải Dương tham dự cuộc họp
Tại đầu cầu tỉnh Hải Dương,
tham dự cuộc họp có Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái, Trưởng Ban Chỉ đạo
Phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lương Văn Cầu, Phó
Trưởng Ban Chỉ đạo cùng lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương có liên quan.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ
ngày 23/7/2020 đến nay, Việt Nam ghi nhận 451 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó
có 46 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài và 405 trường hợp lây nhiễm trong nước
tại 15 tỉnh, thành phố. Các trường hợp mắc COVID-19 mới được phát hiện đều có yếu
tố dịch tễ liên quan tới ổ dịch tại thành phố Đà Nẵng.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia và sự vào cuộc mạnh mẽ của
các địa phương, ổ dịch tại Đà Nẵng đang từng bước được kiểm soát, hạn chế được
việc lây lan ra cộng đồng. Số trường hợp mắc mới ghi nhận giảm trong những ngày
gần đây.
Ngành Y tế nhận định, tình
hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Do phần
lớn bệnh nhân mắc COVID-19 không có triệu chứng mắc bệnh, việc phát hiện khó
khăn nên thời gian tới vẫn có thể tiếp tục xuất hiện các trường hợp nhiễm
SARS-CoV-2 chưa được phát hiện trong cộng đồng.
Tại hội nghị, đại diện các
ngành, các địa phương đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Chính
phủ tình hình công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; nêu rõ những kết quả đạt
được, đồng thời kiến nghị Chính phủ có biện pháp giúp các địa phương tháo gỡ
khó khăn trong việc mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm phục vụ phòng, chống dịch.
Chủ tịch UBND
tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái phát biểu tại cuộc họp
Báo cáo với Thủ
tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ về tình hình phòng chống dịch COVID-19
trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái cho
biết, trong cả hai giai đoạn, tỉnh Hải Dương đều có sự chỉ đạo quyết liệt của
cả hệ thống chính trị, nhờ vậy công tác phòng chống dịch đạt được những kết quả
quan trọng. Trong giai đoạn 1, toàn tỉnh chỉ có một ca mắc và không lây lan ra
cộng đồng. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh giai đoạn 2, Tỉnh uỷ, UBND
tỉnh đã có những chỉ đạo quyết liệt liên quan đến 2 ca mắc mới trên địa bàn
tỉnh, khẩn trương áp dụng các biện pháp phòng dịch tại các địa điểm các ca bệnh
lưu trú hoặc ảnh hưởng, rà soát lập danh sách và áp dụng biện pháp cách ly các
trường hợp có tiếp xúc, liên quan đến các ca bệnh…nhằm hạn chế thấp nhất khả
năng lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Tỉnh Hải Dương
cũng đề nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế hỗ trợ tỉnh Hải Dương các bộ Kit
test xét nghiệm, đặc biệt là test của WHO để xét nghiệm khẳng định. Đồng thời
ban hành cơ chế mua sắm đặc biệt các trang thiết bị, sinh phẩm phục vụ công tác
phòng chống dịch, đảm bảo quy định pháp luật để công tác phòng dịch đảm bảo kịp
thời và hiệu quả.
Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo.
Phát biểu kết luận
hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự vào cuộc của các bộ,
ngành, địa phương đã triển khai phòng chống dịch tích cực, hiệu quả, nhất là
ngành y tế và một số địa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng như các
địa phương khác có ca dương tính đã khoanh vùng dập dịch tích cực, đặc biệt xét
nghiệm nhanh trên diện rộng. Một số nơi có ổ dịch đã thực hiện giãn cách xã hội
nghiêm khắc, Quảng Nam lập đội xử lý nhanh, còn Đà Nẵng phát phiếu đi chợ hay
cắt giảm số lượng người làm việc tại trung tâm hành chính của thành phố… TP Đà
Nẵng cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 một cách nghiêm ngặt, còn các địa phương
khác đều thực hiện mục tiêu kép, đẩy mạnh chống dịch trên địa bàn và đẩy mạnh
sản xuất kinh doanh, giữ các hoạt động bình thường.
Thủ tướng Chính
phủ đề nghị ngành Y tế tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu thuốc điều trị,
vác-xin phòng chống COVID-19, tích cực truy vết bệnh nhân; tăng cường đào tạo,
tập huấn quy trình xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân nghi mắc COVID-19
để phát hiện sớm và có biện pháp phòng, điều trị kịp thời; tăng cường tuyên
truyền, giám sát phòng, chống dịch bệnh "Không để bệnh nhân đi lang thang
hết bệnh viện này đến bệnh viện khác hoặc kéo dài ở một bệnh viện", Thủ
tướng nhấn mạnh. Các trường hợp ho, sốt, viêm hô hấp thì phải kiểm tra ngay để
xử lý, đặc biệt quan tâm đến nhóm có nguy cơ cao như người cao tuổi, người có
bệnh lý tim mạch, bệnh lý mãn tính khác…
Cùng đó, Bộ
Y tế cần tiếp tục phát huy việc điều phối hiệu quả và đặc biệt hỗ trợ kịp thời
các phương tiện, năng lực xét nghiệm và vật tư, nhân lực, chuyên môn cho địa
phương. Thủ tướng đề nghị ngành y tế tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu
thuốc, vaccine, hoàn thiện phác đồ điều trị, lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho
người dân… Bộ Y tế cũng nghiên cứu, đề xuất khả năng thực hiện dịch vụ xét
nghiệm theo nhu cầu.
Từ kinh nghiệm
Quảng Nam, Đà Nẵng, Thủ tướng đề nghị các địa phương thành lập các tổ tuyên
truyền và giám sát cộng đồng để đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà các đối tượng nghi
ngờ, báo y tế kiểm tra, đặc biệt, cần triển khai mạnh ở các địa phương có ca
nhiễm.
Trong thời điểm
hiện nay, các bệnh viện phải xây dựng kịch bản và chuẩn bị cơ sở vật chất, con
người để ứng phó tại chỗ với dịch bệnh, tránh di chuyển bệnh nhân nhiều.
Các lực lượng chức
năng tăng cường giám sát biên giới, giám sát nhập cư trái phép. Các ngành, địa
phương tạo điều kiện cho chuyên gia, nhà ngoại giao, nhà quản lý, công nhân,
lao động lành nghề… nhập cảnh vào Việt Nam làm việc và phải thực hiện nghiêm
túc việc kiểm soát, cách ly, giám sát y tế.
Thủ tướng Chính
phủ nêu rõ Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố quyết định mức độ nguy cơ và áp
dụng các biện pháp chống dịch phù hợp, đề cao cảnh giác nhưng không để ảnh
hưởng quá lớn đến sản xuất kinh doanh, đời sống người dân; không được chủ quan,
mất cảnh giác nhưng cũng tránh tình trạng phong tỏa trên phạm vi rộng, kéo dài,
gây ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội và tâm lý người dân.
Nguồn: Cổng thông tin điện
tử tỉnh HD