Nghiên cứu thực tế
là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giảng viên trường chính trị. Việc
đi nghiên cứu thực tế sẽ giúp hiểu rõ cơ sở, vận dụng linh hoạt thông tin thu
được vào bài giảng, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Thực hiện Kế hoạch
nghiên cứu thực tế năm 2022, trong 2 ngày 15 và 16/6/2022, khoa Lý luận cơ sở
đã đi nghiên cứu thực tế tại xã Hoàng Hoa Thám và phường An Lạc, thành phố Chí
Linh. Tham gia đoàn nghiên cứu là toàn thể các giảng viên của khoa do đồng chí
TS. Phạm Xuân Thiên – trưởng khoa làm trưởng đoàn.
Tại các buổi làm việc, đoàn
nghiên cứu đã được nghe đại diện địa phương báo cáo những vấn đề chung của địa
phương, bám sát các nội dung theo đề cương nghiên cứu khoa đã gửi trước đó, đặc
biệt tập trung vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chủ
trương, định hướng phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ thời gian tới;
vấn đề lao động, giải quyết việc làm; thực trạng hệ thống chính
trị và đánh giá hoạt động của các tổ chức của hệ
thông chính trị chính trị… Trên cơ sở báo cáo của các địa phương, các thành
viên trong đoàn tiếp tục trao đổi thêm nhiều nội dung theo nhu cầu nội dung tìm
hiểu, nghiên cứu của từng cá nhân. Các đồng chí giảng viên đã rất tích cực, chủ
động đưa ra nhiều vấn đề trao đổi và được các đồng chí lãnh đạo, đại diện chính
quyền địa phương giải thích, làm rõ. Qua đó, góp phần bổ sung thêm nhiều kiến
thức thực tiễn phong phú cho đội ngũ giảng viên.
Cũng
trong đợt nghiên cứu thực tế lần này, đoàn nghiên cứu đã được thăm một số mô
hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương (mô hình trồng
cây dược liệu, mô hình trồng cây theo tiêu chuẩn OCOP tại xã Hoàng Hoa Thám) đồng
thời đã được thăm các công trình tâm linh trên địa bàn (chùa Thanh Mai thuộc xã
Hoàng Hoa Thám và quần thể di tích đền Cao trên địa bàn phường An Lạc).
Một số hình ảnh
trong đợt nghiên cứu thực tế của đoàn
Thông
qua đợt nghiên cứu lần này, không chỉ cung cấp cho đội ngũ giảng viên lượng kiến
thức thực tiễn để bổ sung vào bài giảng, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
mà còn là một hành trình “về nguồn”, góp phần củng cố, nêu cao tinh thần, chủ
nghĩa yêu nước.
ThS. Nguyễn Thị Nga - Khoa lý luận cơ sở