Th.S. Phạm Thị Thanh Xuân
Phó trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật
Trong những năm
qua công tác giải quyết khiếu nại được các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung
ương đến địa phương chú trọng thực hiện, cơ bản đáp ứng các yêu cầu bảo vệ
quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và đóng góp tích cực vào sự phát
triển chung của xã hội.Công tác tiếp
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Huyện Gia Lộc luôn được Cấp ủy, Chính
quyền các cấp quan tâm, quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc tuân thủ các
quy định pháp luật. Trong quá
trình giải quyết khiếu nại đã chú trọng và tăng cường công tác hòa giải, đối
thoại, đối chất đồng thời kết hợp giải quyết đơn thư khiếu nại với công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của
Huyện.
Để
nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
đường lối chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, trong đó có sự quan tâm, chú trọng đến
công tác đối thoại trong giải quyết khiếu nại, nhất là Chỉ thị số 35/CT-TW ngày
26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Chỉ
thị số 35/CT-TW đã xác định: “Người đứng
đầu tổ chức Đảng, Chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải
trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tình hình khiếu nại, tố cáo
và công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi địa bàn,
lĩnh vực phụ trách. Thực hiện nghiêm chế độ tiếp công dân theo quy định của
Luật Tiếp công dân, gắn việc tiếp công dân với xử lý, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh. Chú trọng tiếp công dân tại cơ sở, lắng nghe ý kiến,
nguyện vọng của người dân. Chủ động đối thoại, vận động, thuyết phục công dân
để giải quyết, tháo gỡ triệt để khiếu kiện, bức xúc của công dân”.
Luật Khiếu nại năm 2011, Nghị định
124/2020/ND-CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Khiếu nại quy định đối thoại được tổ chức trong giải quyết khiếu nại
lần đầu nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại
còn khác nhau . Tuy nhiên, trên thực tiễn giải quyết khiếu nại, trong đó có
giải quyết khiếu nại của công dân ở Huyện Gia Lộc tập trung công tác tuyên truyền, vận động,
đối thoại, đối chất là chủ yếu. Do đó trên
địa bàn huyện Gia Lộc trong thời gian qua không có vụ việc phức tạp.
Đối thoại có
vai trò quan trọng trong giải quyết khiếu nại, góp phần bảo đảm công khai, dân
chủ, khách quan, hòa giải trong giải
quyết khiếu nại. Đối thoại trong giải quyết khiếu nại nhằm mục đích làm rõ nội
dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết, từ đó giúp
việc giải quyết khiếu nại thấu tình, đạt lý, góp phần ổn định tình hình địa phương.
Công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân được Chủ tịch UBND các cấp ở Huyện Gia Lộc thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Tập trung giải quyết khiếu
nại, tố cáo liên quan đến bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; công tác giải phóng mặt bằng dự án cải tạo,
nâng cấp QL 37, cải tạo đường Lê Thanh Nghị, các khu, cụm công nghiệp trên địa
bàn... Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, quá trình giải quyết đã chú trọng và tăng
cường công tác hoà giải, đối thoại, đối chất đồng thời kết hợp công tác giải
quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Hoạt động đối thoại đã và đang là một trong
các biện pháp góp phần giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại trên địa bàn
Huyện,tình hình nội bộ nhân
dân cơ bản ổn định. Số lượt công dân đến trụ sở tiếp công dân của các cơ quan
quản lý Nhà nước (ở huyện và cấp xã) và số lượng đơn thư
có nội dung đề nghị, khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan
quản lý nhà nước có chiều hướng giảm.
Nội dung công dân đến trụ sở tiếp công dân của Huyện Gia Lộc kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo
chủ yếu liên quan đến lĩnh
vực đất đai như: Đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giải quyết lấn chiếm lối đi chung của xóm, tranh chấp
đất đai… Một số công dân kiến
nghị về việc bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án cải tạo, nâng cấp QL37, giải
phóng mặt bằng khu dân cư...
Theo quy định
của Luật Khiếu nại năm 2011, Nghị định số 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại thì việc đối thoại
bắt buộc phải thực hiện trong những trường hợp sau:
Trong
quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết
quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ
chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền nghĩa vụ
liên quan, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại,
yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.
Trong
quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải tiến
hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa
vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu
nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại.
Trong
quá trình giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, người giải
quyết khiếu nại lần đầu, lần hai phải tổ chức đối thoại.
Như
vậy, việc tiến hành đối thoại trong giải quyết khiếu nại trong thời gian qua,
được Chủ tịch UBND các cấp ở Huyện Gia Lộc thực hiện đúng theo quy định của
pháp luật góp phần làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại
và hướng giải quyết khiếu nại. Có thể thấy đây là mục đích quan trọng nhất của
việc tổ chức đối thoại, thông qua đối thoại nhằm làm rõ những nội dung liên
quan đến vụ việc, làm sáng tỏ sự thật khách quan, làm căn cứ để định hướng giải
quyết khiếu nại một cách đúng đắn
Qua
đối thoại, các bên có điều kiện, cơ hội trình bày quan điểm, vướng mắc và những
yêu cầu, đề nghị của mình cũng như cung cấp thêm những thông tin, tài liệu phục
vụ cho việc giải quyết khiếu nại, tăng cường tính công khai, dân chủ, bảo đảm
tính khách quan trong giải quyết khiếu nại, giúp cho việc giải quyết khiếu nại
hiệu quả, nhanh chóng,“thấu tình, đạt lý”. Bên cạnh đó, thông qua đối thoại,
các vấn đề vướng mắc có thể được làm sáng tỏ khi các bên nhìn nhận lại từng nội
dung khiếu nại, nhất là người khiếu nại được giải thích cặn kẽ, thuyết phục nên có thể rút lại
những yêu cầu “vô lý” của mình hoặc người bị khiếu nại thấy được sai sót của
mình để kịp thời khắc phục, sửa chữa. Mặt khác, việc tổ chức đối thoại với
người khiếu nại, người bị khiếu nại và các cơ quan, tổ chức có liên quan sẽ tìm
được tiếng nói chung giữa các bên, giúp cho việc giải quyết khiếu nại được thực
hiện một cách hiệu quả, nhanh chóng, “thấu tình, đạt lý”.
Bên
cạnh đó, để đảm bảo cho việc tổ chức đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu
nại được đảm bảo chất lượng và hiệu quả.Trước khi tổ chức đối thoại Chủ tịch
UBND huyện, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn ở
huyện Gia Lộc (người giải quyết khiếu nại, công chức tham mưu giúp cho người giải quyết khiếu nại) tiến hành
các các công việc chuẩn bị trước khi đối thoại như,;thông báo bằng văn bản với
người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ
quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại. Qua
đó, đảm bảo cho việc tổ chức đối thoại nói riêng, việc giải quyết khiếu nại nói
chung được thực hiện với tinh thần khách quan, dân chủ; đảm bảo quyền, lợi ích
hợp pháp của các bên trong việc giải quyết khiếu nại.Trong năm 2021, cơ quan quản lý
nhà nước các cấp đã giải quyết xong 65 đơn (Đề nghị 52; Khiếu nại 03; Tố cáo 10) đạt 85,5 %. Trong đó:giải quyết
đơn đề nghị; cơ quan quản lý nhà nước các cấp đã hòa giải, giải quyết, có văn bản
trả lời 52/60 đơn đề nghị (Cấp huyện đã giải quyết 18/23 đơn đạt 78,3%.Cấp xã đã giải quyết 34/37 đơn đạt
91,9 %). Giải quyết đơn khiếu nại:cơ quan quản lý nhà nước các cấp đã giải quyết xong 03/03 đơn khiếu nại. Số đơn đang được các cơ quan quản lý nhà
nước các cấp xem xét giải quyết
chuyển sang năm 2022 theo dõi là 11 đơn (trong đó đề nghị 08). 6 tháng đầu năm 2022 giải quyết xong 12/13 đơn khiếu nại
đạt 92,3%, còn 01 đơn khiếu nại đang xem xét giải quyết.
Chất lượng công tác tiếp dân, tiếp nhận xử lý đơn thư và
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo từng bước được nâng lên, đảm bảo đúng về
trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, tăng cường công tác hoà giải, đối
thoại, đối chất, các vụ việc khi giải quyết
được kết luận rõ ràng, thuyết phục và có tính khả thi. Quá trình giải quyết khiếu
nại đã có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp. Công tác giải quyết đơn thư khiếu
nại được gắn với công tác phòng, chống tham nhũng.
Bên
cạnh, những kết quả đạt được. Việc đôn đốc thực hiện các quyết định, kết
luận sau thanh tra và giải quyết khiếu nại tuy đã được thực hiện thường xuyên
nhưng việc triển khai thực hiện của một số đơn vị còn chậm và chưa triệt để.
Công tác theo dõi, phân loại, xử lý đơn thư và giải quyết đơn của một số phòng chuyên môn, UBND cấp xã còn chậm.Công
tác tuyên truyền pháp luật về tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng ở một số địa phương, đơn vị còn chưa thường xuyên. Nội dung, hình thức
tuyên truyền còn chưa phong phú.
Có thể thấy nguyên nhân của những hạn chế
trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan; do cơ chế,
chính sách, pháp luật để làm cơ sở giải quyết khiếu nại thiếu thống nhất,
chưa đồng bộ và cơ chế giải quyết còn nhiều bất cập, nhất là các
quy định của pháp luật từng thời điểm đối với lĩnh vực chuyên ngành
như đất đai, tài chính, xây dựng cơ bản…Công tác quản lý ở một số lĩnh
vực như quản lý đất đai, tài chính những năm trước đây chưa được chặt
chẽ, còn yếu và bất cập.Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách
pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung, về tiếp công dân, giải quyết đơn thư
khiếu nại của công dân một
số địa phương, đơn vị còn hạn chế. Nhận thức của của người dân về chính
sách, pháp luật về khiếu nại nhất là lĩnh vực đất đai còn nhiều hạn chế, một
số trường hợp người dân mặc dù hiểu rõ các quy định của pháp luật, xong
vẫn tiếp tục kiến nghị, đề nghị các cấp xem xét giải quyết nội dung của công
dân đã được cơ quan, đơn vị trả lời. Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến tiến
độ giải quyết đơn thư, công tác thanh tra; khối lượng đơn thư nhiều, nội dung
phức tạp, nguồn nhân lực phục vụ cho công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo tại nhiều đơn vị còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được khối lượng công
việc cần phải thực hiện, thêm vào đó do áp lực công việc ngày càng cao nên dễ dẫn
đến chậm thời gian, tiến độ, sai sót
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Do
đó, để tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, góp gần
giải quyết dứt điểm những khiếu nại, phải chú trọng vào chất lượng của việc tổ
chức đối thoại, cần thực hiện tốt các giải pháp sau;
Thứ nhất,Tăng cường công
tác tuyên truyền pháp luật về Luật khiếu nại, Luật Tiếp công dân, Luật Phòng, chống tham
nhũng...và các văn bản hướng
dẫn thi hành đối với người dân, cán bộ,
công chức nhằm nâng cao nhận thức về công tác giải quyết khiếu nại nói chung và
ý nghĩa của đối thoại trong giải quyết khiếu nại nói riêng. Trong đó, chú trọng
đến công tác tuyên truyền, vận động,
đối thoại, vận động, giải thích, thuyết phục người dân trong công tác giải
quyết khiếu nại, đặc biệt là các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp. Khi phát
sinh khiếu nại thuộc thẩm quyền cấp nào thì trách nhiệm cấp đó phải giải quyết
kịp thời; người đứng đầu các cấp phải nghiêm túc thực hiện công tác kiểm tra,
đối thoại và trực tiếp giải quyết dứt điểm các vụ việc ngay từ cơ sở.
Thứ
hai, Thực
hiện tốt công tác tiếp công dân ngay tại cơ sở; Tăng cường thực hiện
công tác đối thoại trong giải quyết khiếu nại, Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tiếp
dân, giải quyết đơn thư khiếu nại thuộc thẩm quyền đúng quy định của pháp luật; nâng cao
chất lượng xác minh, giải quyết khiếu nại.Kết
luận có lý, có tình, có tính khả thi và bảo đảm ổn định tình hình. Tập trung giải
quyết dứt điểm ngay trong thời gian tới đối với một số vụ việc còn tồn hoặc vụ
việc đang giải quyết đến nay chưa có kết luận.
Thứ ba, Cấp ủy, chính quyền các cấp cần quán triệt và thực hiện
nghiêm Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Chỉ thị số 35-CT/TW
ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công
tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định số 11-QĐi/TW ngày
18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc
tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của
dân; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 về
chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và các văn bản có liên quan.
Thứ tư,Tiếp
tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ tiếp công dân. Cán bộ tiếp
dân phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được vị trí công tác, có kiến
thức về tâm lý xã hội và am hiểu pháp luật, biết cách ứng xử, giao tiếp với
công dân. Đặc biệt, khi tiếp công dân phải bảo đảm các nguyên tắc, như: Tôn
trọng quyền khiếu nại của công dân; khách quan, công khai, dân chủ, thận trọng;
biết phân tích, tổng hợp, nhận định sự việc chính xác, xử lý các tình huống
linh hoạt, nhằm giúp cho lãnh đạo tiếp công dân hiệu quả.
Thứ
năm,Tiếp tục, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm
việc chấp hành pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KNTC đối với người đứng
đầu cơ quan, đơn vị cấp dưới,đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến
nghị sau thanh tra và giải quyết khiếu nại.
Thứ
sáu, Hoàn thiện pháp luật, nhất là quy định về Luật khiếu nại. Cần nghiên cứu cân nhắc về thời gian giải
quyết các vụ việc như hiện nay không phù hợp, nhất là đối với vụ việc có tính
chất phức tạp, áp dụng nhiều văn bản pháp luật để tham mưu giải quyết; quy định
thời hạn, thời hiệu giải quyết; quyền và trách nhiệm của người khiếu nại rõ
hơn. Tránh việc lợi dụng việc khiếu nại, gây mất ổn định tình hình địa phương
vì mục đích cá nhân.