1. Quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo
Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, nhằm khắc phục những hạn chế của Nghị định số
16/2015/NĐ-CP như:
- Về nguồn tài chính: Nghị định số
16/2015/NĐ-CP quy định nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng
tổng hợp chung tất cả các nguồn lực, chưa có sự tách bạch rõ nguồn thu từ hoạt
động thực hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao và các hoạt động kinh doanh
dịch vụ. Để khắc phục hạn chế nêu trên, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP bổ sung quy
định cụ thể nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tách rõ
nguồn thu.
- Tự chủ trong hoạt động liên
doanh, liên kết: Nghị định số 16/2015/NĐ-CP chưa quy định cụ thể các hình thức
liên doanh liên kết và việc phân phối kết quả chênh lệch thu chi từ hoạt động
liên doanh liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập. Để đảm bảo tính đồng bộ và
thống nhất chung về việc phân phối kết quả từ hoạt động liên doanh liên kết của
đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định 60/2021/NĐ-CP bổ sung quy định về tự chủ
trong hoạt động liên doanh, liên kết.
2. Kết cấu: Nghị định số 60/2021/NĐ-CP gồm 5 Chương, 41 Điều quy định
cụ thể về cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công; tự chủ về tài chính của
đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế - dân số, giáo dục và đào tạo, giáo dục
nghề nghiệp; văn hoá, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; khoa học
và công nghệ; các hoạt động kinh tế và lĩnh vực khác. Quy định về lập chấp hành
dự toán và quyết toán thu, chi; tổ chức thực hiện.
3. Đối tượng áp dụng của Nghị định:
- Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ
quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư
cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, cung cấp
dịch vụ sự nghiệp công hoặc phục vụ quản lý nhà nước (sau đây gọi là đơn vị sự
nghiệp công).
- Đơn vị sự nghiệp công trực thuộc
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam,
Thông tấn xã Việt Nam; đơn vị sự nghiệp công thuộc đơn vị sự nghiệp công thực
hiện theo quy định của Nghị định này và quy định pháp luật khác có liên quan.
- Đơn vị sự nghiệp công thuộc tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được áp dụng quy định tại Nghị định này
và các quy định của Đảng và của pháp luật khác có liên quan.
- Đơn vị sự nghiệp công được thành
lập theo Hiệp định và cam kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước hoặc
tổ chức quốc tế thực hiện cơ chế tài chính theo cam kết, Điều ước quốc tế hoặc
Quyết định đặc thù do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Mục 1, Chương II của Nghị định này
quy định tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường
xuyên và chi đầu tư (đơn vị nhóm 1) và đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường
xuyên (đơn vị nhóm 2). Theo đó, nguồn tài chính của đơn vị, gồm:
+ Nguồn ngân sách nhà nước:
ü Kinh
phí cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp
công sử dụng ngân sách nhà nước; bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng
hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định;
ü Kinh
phí chi thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi được cơ
quan có thẩm quyền tuyển chọn hoặc giao trực tiếp theo quy định của pháp luật về
khoa học và công nghệ;
ü Kinh
phí chi thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao (nếu có), gồm: Kinh
phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí vốn đối ứng thực hiện
các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quyết định của cấp có thẩm quyền; kinh
phí thực hiện nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao; kinh phí được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp công để thực hiện nhiệm vụ cung cấp
dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp chưa có định
mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá để đặt hàng;
ü Vốn
đầu tư phát triển của dự án đầu tư xây dựng cơ bản được cấp có thẩm quyền phê
duyệt theo quy định của pháp luật đầu tư công (nếu có). Riêng đối với đơn vị
nhóm 1, Nhà nước xem xét bố trí vốn cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đang
triển khai dở dang theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc bố trí cho các dự
án đầu tư xây dựng cơ bản mới thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn được cấp có
thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị sự nghiệp công quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát
triển theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
+ Nguồn thu hoạt động sự nghiệp
ü Thu
từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công;
ü Thu
từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức,
cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công;
ü Thu
từ cho thuê tài sản công: Đơn vị thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản
lý, sử dụng tài sản công và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án cho
thuê tài sản công.
+ Nguồn thu phí được để lại đơn vị
sự nghiệp công để chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
+ Nguồn vốn vay; vốn viện trợ, tài
trợ theo quy định của pháp luật.
+ Nguồn thu khác theo quy định của
pháp luật (nếu có).
4. Các quy định tại các văn bản sau hết hiệu lực thi hành kể từ
ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày
14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ
công lập;
- Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày
10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;
- Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày
15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn
vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh công lập.
Tệp
đính kèm: 60.signed.pdf
(Tổng hợp)