Thạc sỹ: Bùi Phương Trà
Giảng viên Khoa Nhà nước
và pháp luật
Hồ Chí Minh một danh nhân văn hóa thế giới,
Người được mệnh danh là một nhà tiên tri, tiên lượng về các vấn đề trong nước và
thế giới. Người chỉ rõ trong công tác cán bộ, Đảng có trách nhiệm quan trọng là
bố trí đội ngũ cán bộ cho cả hệ thống chính trị. Vì vậy, công tác cán bộ tốt
thì sẽ thúc đẩy cả bộ máy hoạt động tốt, công tác cán bộ yếu kém là nguy cơ dẫn
đến cả bộ máy bị tê liệt vận hành kém hiệu quả
Văn hóa dùng người của chủ tịch Hồ Chí
Minh chính là tư tưởng của Người về công tác cán bộ. Trong công tác cán bộ Người
quan tâm đến khâu đánh giá cán bộ. Đánh giá cán bộ tốt sẽ làm cho toàn bộ công
tác cán bộ vận hành trôi chảy, đánh giá cán bộ dở thì toàn bộ các bước tiếp
theo sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người chỉ ra rằng đánh giá cán bộ là một
công việc khó, vì nó liên quan tới đánh giá và hiểu biết con người. Và mỗi địa
phương, ban, ngành, đang phạm phải những sai lầm cố hữu trong công tác cán bộ
khi đặt tình cảm cá nhân vào qúa trình đánh giá
Tuy nhiên trong quá trình đánh giá cán bộ
không nên thực hiện một cách máy móc. Không nên đánh gía qua vẻ bề ngoài mà còn
phải xem tính chất bên trong con người họ. Không chỉ đánh giá khách quan một việc,
một lúc mà phải xem xét trong cả quá trình làm việc của người đó.
Công tác cán bộ tốt sẽ tìm ra được nhân
tài phục vụ đất nước, tuy nhiên phát hiện được mà không sử dụng được, không tạo
được động lực làm việc cho họ thì càng trở lên sai lầm hơn. Nhưng nguy hiểm nhất
vẫn là phát hiện lầm người tài có thể do
vô tình hoặc cố tình, biết người bất tài nhưng vẫn cố lôi kéo, cơ cấu theo kiểu
bè phái thì đó là sai lầm không thể chấp nhận, cần phải được xử lý nghiêm khắc.
Đánh giá cán bộ tốt sẽ tạo tiền đề cho
khâu tiếp theo là sử dụng cán bộ. Muốn thực hành tốt khâu này cần có đủ ba yếu
tố: cái tâm, cái trí và bản lĩnh. Người chỉ
rõ các chứng bệnh dễ mắc phải trong khâu sử dụng cán bộ đó là: “1. Ham dùng người
bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài. 2. Hám
dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà ghét những người chính trực. 3. Ham dùng
những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình không hợp với
mình” 3 căn bệnh này nếu còn duy trì sẽ làm suy thoái cả một hệ thống cán bộ
công chức.
Một trong những khuyết điểm lớn của công
tác cán bộ hiện nay là thiếu công bằng và chính trực. Hồ Chí Minh từng nói:
“Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc.
Nhưng trên thực tế hiện nay thói quen thích dùng kẻ khéo nịnh hót đang dần trở
thành xu hưởng tại một số nơi nhằm đảm bảo lợi ích cá nhân đi ngược lại với sự
phát triển của tập thể
Công tác cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí
Minh còn đề cập đến việc đề cao cán bộ có gan đề ra ý kiến, có gan phụ trách,
có gan làm việc tránh tư tưởng ỷ lại. Đây cũng là tình trạng đang diễn ra hiện
nay, tuy không phổ biến, nhưng rất đáng lo ngại. Cán bộ thường thì không dám
nói; cán bộ quản lý khi có khuyết điểm thì không dám nhận khuyết điểm, không thích
mọi người đề ra ý kiến, chỉ thích cấp dưới tâng bốc mình.
Mặt khác sử dụng cán bộ, phải có bản
lĩnh cất nhắc cán bộ. Hay còn gọi là cách thể hiện chính kiến riêng của mình
trong việc dám sử dụng người tài. Họ có thể có chỗ tốt, chỗ xấu nhưng đừng sợ mất
địa vị mà dìm người tài. Lãnh đạo có tâm, có trí tuệ, bản lĩnh là biết dùng người,
biết dùng những người tài giỏi hơn mình, tạo cơ hội cho họ làm việc cống hiến hết
khả năng. Lãnh đạo kém trí tuệ là không biết dùng người và đi tới chỗ thui chột
tài năng. Trong công tác cán bộ trước hết và chủ yếu là thuyết phục, cảm hóa. Rồi
mới đến xử phạt.
Từ thực tiễn cho thấy, khi thực hiện nền
kinh tế thị trường không tránh khỏi những tiêu cực, toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế đã làm cho không ít cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có những biểu
hiện quan liêu, xa dân, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp
cao, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, lợi dụng chức vụ, quyền
hạn sa vào chủ nghĩa cá nhân, bè phái, lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí,…đánh
mất niềm tin của nhân dân với Đảng. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, cấp ủy,
tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra, giám sát hàng chục vạn tổ
chức đảng và hàng triệu đảng viên; thi hành kỷ luật hơn 1.000 tổ chức đảng và
hơn 87.000 đảng viên, trong đó, có cả cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà
nước, các tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang, kể cả đương chức và đã nghỉ hưu,
cả cán bộ liên quan đến nhân sự đại hội đảng bộ các cấp…
Xuất phát từ những tiêu cực kể trên để
nâng cao hiệu quả công tác cán bộ cần tập trung khắc phục những tồn tại kể trên.
Trước tiên là xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức, tạo được động lực làm việc
cho cán bộ đảng viên để họ tự giác thực hiện chuẩn mực đạo đức đề cao trách nhiệm
nêu gương. Khâu tuyển dụng công tác cán
bộ cần sết chặt hơn nữa vì đây là khâu đầu vào quyết định khá nhiều yếu tố.
Trong quá trình sử dụng cán bộ cần nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược. Làm sao lựa chọn được những người
có đủ đức đủ tài, tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, cán bộ, công chức phải
luôn quan niệm “dân là gốc”, hết mình phụng sự nhân dân, việc gì có lợi cho dân
thì phải ra sức làm; tạo môi trường dân chủ trong làm việc để cấp dưới dám nghĩ,
dám tham mưu, cấp trên dám nói, dám làm…
Bên cạnh đó cần tích cực đấu tranh
phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; ngăn chặn, đẩy lùi có
hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập,
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát huy thật tốt trách nhiệm
nêu gương của cán bộ, đảng viên theo phương châm chức vụ càng cao càng phải
gương mẫu. Đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả đi đôi với việc củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức
cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên. Quan tâm hơn nữa đến các chính sách khuyến
khích và cơ chế phù hợp bảo vệ những cán bộ, đảng viên có ý chí chiến đấu cao,
gương mẫu thực hiện nguyên tắc của Đảng và pháp luật của Nhà nước, dám nghĩ,
dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với
khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung.