Đến dự và
chỉ đạo Đại hội có các đồng
chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh
ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh,
Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Triệu Thế Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy dự và chỉ
đạo đại hội. Dự đại hội còn có một số đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,
Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy, lãnh
đạo Huyện ủy Nam Sách và 236 đại
biểu chính thức đại diện cho trên 7.300 đảng viên trong toàn đảng bộ đã tham dự
Đại hội.
Trong đó có 30 đại biểu đương nhiệm và trên 200 đại biểu được bầu từ cơ sở. Đại
biểu cao tuổi nhất là 67 năm tuổi đời với 47 năm tuổi đảng, đại biểu ít tuổi nhất
là 28 tuổi.
Các đại
biểu tham dự Đại hội
Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ huyện Thanh Hà lãnh
đạo, chỉ đạo chính quyền, nhân dân địa phương đoàn kết, sáng tạo, vượt khó như:
ngay sau Đại hội đã tập trung lãnh đạo xây dựng, triển khai chương trình hành động
thực hiện nghị quyết, trong đó có 6 đề án và 5 dự án công trình trọng điểm;
phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa
phương. Kết quả đến nay đạt và vượt 17 trong tổng số 19 mục tiêu chủ yếu của
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2015-2020.
Phát huy các thế mạnh đặc trưng, ngành nông nghiệp
Thanh Hà đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Huyện
tiếp tục duy trì, phát triển các vùng nông sản tập trung như vải sớm khu Hà
Đông, vải chính vụ khu Hà Nam, ổi khu Hà Bắc, Thanh Xuân, An Phượng, quất trái
vụ ở An Phượng, Thanh Sơn, Cẩm Chế, bưởi Thanh Hồng, rau màu Hồng Lạc, Thanh Hải,
rươi và cáy Vĩnh Lập, Thanh Xuân. Địa phương tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến
thương mại để tiêu thụ sản phẩm, nhất là vải thiều. Cơ bản diện tích cây ăn quả,
rau màu được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, trong đó 813 ha cây
ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Quả vải thiều đặc sản Thanh Hà đã xuất
khẩu sang các nước châu Âu, Australia, Mỹ, Nhật Bản. Cục Sở hữu trí tuệ công nhận
nhãn hiệu tập thể cho ổi Thanh Hà, bưởi Thanh Hồng...
Những thành quả trong xây dựng NTM đã góp phần quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Toàn huyện
đã khai thác, huy động 1.645 tỷ đồng để đầu tư xây dựng NTM. Đến hết năm nay, tất
cả 19 xã trong huyện sẽ đạt chuẩn NTM, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện nhiệm kỳ 2015-2020 (trên 50% số xã đạt chuẩn NTM) và huyện đạt chuẩn NTM.
Vừa phát huy thế mạnh sản xuất nông nghiệp, Thanh Hà
vừa chú trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ, thu hút đầu tư, cải thiện hạ tầng
cơ sở. Địa phương hiện có 1.689 cơ sở sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm
cho trên 15.000 lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân
18,4%/năm, vượt 7,4% so với mục tiêu.
Huyện tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông,
đê điều, thủy lợi, cơ sở vật chất trường học, trụ sở làm việc của các cơ quan,
đơn vị. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trong 5 năm qua đạt gần 367 tỷ
đồng, tăng bình quân 19,5%/năm so với kế hoạch tỉnh giao, vượt chỉ tiêu nghị
quyết đại hội (tăng bình quân 5%/năm).
Lĩnh vực giáo dục, đào tạo có nhiều khởi sắc. Cơ sở
vật chất trường học được quan tâm đầu tư, từ năm 2016 đến tháng 5.2020 đã xây dựng
233 phòng học, phòng làm việc mới. Đến nay 58 trong tổng số 65 trường học (chiếm
89,2%) đã đạt chuẩn quốc gia, vượt 14,2% mục tiêu nghị quyết Đại hội.
Hoạt động, phong trào văn hóa, thể dục thể thao phát
triển rộng khắp. Tất cả các thôn, khu dân cư đã thành lập, duy trì hoạt động của
câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao. Thành tích thể thao của huyện luôn đứng
tốp đầu trong tỉnh.
Không chỉ đạt những thành tựu nổi bật trên các lĩnh
vực kinh tế - xã hội, huyện Thanh Hà còn tạo nhiều chuyển biến tích cực trong
công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Đảng bộ huyện lãnh đạo thực hiện tốt công tác chính
trị, tư tưởng. 100% số tổ chức cơ sở đảng tổ chức học tập, quán triệt các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng cho trên 90% đảng viên. Việc xây dựng chương trình, kế
hoạch để thực hiện nghị quyết phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao. Công
tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được quan tâm. Các cấp ủy đảng coi trọng
thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị gắn Nghị quyết Trung ương IV (khóa XII) về
tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Hằng năm, các cấp ủy đảng đều chú trọng
xây dựng và thực hiện các công việc đột phá. 5 năm qua, cấp huyện đã thực hiện
18 công việc đột phá, các tổ chức cơ sở đảng thực hiện 220 công việc đột phá. Phương
thức lãnh đạo của cấp ủy có đổi mới. Huyện ủy đã kịp thời xây dựng quy chế làm
việc, chương trình công tác toàn khóa, chương trình hành động, các đề án, kế hoạch
để thực hiện nghị quyết đại hội; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện cải
cách thủ tục hành chính trong Đảng. Đảng bộ huyện lãnh đạo thực hiện hiệu quả đề
án "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020". Phong trào xây dựng tổ chức cơ sở đảng
đạt kết quả đáng khích lệ. Bình quân hằng năm, trên 84% số tổ chức cơ sở đảng đạt
trong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, vượt 9% mục tiêu nghị quyết đại hội.
Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật
trong Đảng được tăng cường. Nhiệm kỳ qua, Ban Thường vụ, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy,
đảng ủy cơ sở và các chi bộ đã thi hành kỷ luật 192 đảng viên, gồm khiển trách
148 người, cảnh cáo 26 người, cách chức 4người và khai trừ 14 người. Các cấp ủy
đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế công tác dân vận của hệ
thống chính trị, đẩy mạnh phong trào thi đua "Dân vận khéo", tăng cường
tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân
dân.
Hoạt động của HĐND các cấp trong huyện có tiến bộ,
việc ban hành các nghị quyết sát với thực tiễn của địa phương. Năng lực quản
lý, điều hành của UBND 2 cấp được nâng lên.
Đồng chí
Nguyễn Mạnh Hiển-Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu
chỉ đạo Đại hội
Phát biểu chỉ đạo đại hội, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy
Nguyễn Mạnh Hiển ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những thành quả Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân huyện Thanh Hà đã đạt được trong nhiệm kỳ qua. Đồng chí cũng
chỉ ra những mặt hạn chế như sự phát triển của huyện chưa xứng với tiềm năng, lợi
thế về đất đai, lao động và điều kiện tự nhiên của huyện. So với các địa phương
khác trong tỉnh, kinh tế của huyện tăng trưởng còn chậm, sản phẩm nông nghiệp
và các loại hình dịch vụ còn hạn chế. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Đại hội tập
trung thảo luận, phân tích, làm rõ những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân của
những kết quả đạt được và nguyên nhân của các hạn chế để đề ra các biện pháp khắc
phục, hành động quyết liệt hơn nữa trong nhiệm kỳ tới. Đề nghị đại hội thảo luận
trên tinh thần thẳng thắn, dân chủ, cởi mở, bám sát phương hướng phát triển
chung của tỉnh, từ đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp khả thi, với quyết tâm cao,
lộ trình hợp lý để phấn đấu xây dựng huyện Thanh Hà đạt tiêu chí đô thị loại IV
trước năm 2030.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị nhiệm kỳ tới huyện
Thanh Hà tiếp tục phát huy thế mạnh, phát triển vùng cây ăn quả nổi tiếng như vải,
ổi, bưởi. Huyện cần tập trung rà soát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
quy hoạch một số vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp tập trung, trọng tâm, trọng
điểm, phải khoanh vùng bảo vệ, nhất là đối với diện tích vải thiều để có điều
kiện sản xuất theo hướng công nghệ cao, sạch, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Xác định
diện tích vùng trồng bưởi, ổi gắn với nâng cao chất lượng, thương hiệu sản phẩm.
Mở rộng các loại hình dịch vụ, du lịch miệt vườn, du lịch sông Hương. Nâng tầm
sản xuất, tạo ra vùng sản xuất rươi, cáy tập trung có thương hiệu đặc sản
riêng. Tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới của huyện và của
xã theo hướng đồng bộ, hiện đại làm thay đổi cuộc sống của người dân. Huyện tiếp
tục nghiên cứu, tham mưu với tỉnh, có cơ chế, điều kiện thuận lợi, hấp dẫn để
thu hút doanh nghiệp đầu tư thực hiện dự án du lịch sinh thái sông Hương.
Thanh Hà cần khai thác, sử dụng có hiệu quả các cụm
công nghiệp đã được quy hoạch, phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư làm tốt
công tác giải phóng mặt bằng, tạo tiền đề để thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản
xuất, kinh doanh. Để tạo nét riêng biệt, phù hợp với điều kiện của huyện, sẽ
không phát triển thêm các dự án phát triển công nghiệp mà cần ưu tiên cho phát
triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghệ chế biến sau thu hoạch. Bên cạnh
đó, huyện cần quản lý, khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên các tuyến đường tỉnh,
đường nối với TP Hải Phòng, coi đây là điều kiện quan trọng để Thanh Hà bứt phá
phát triển nhanh hơn nữa trong 5-10 năm tới.
Trong công tác xây dựng Đảng, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy
đề nghị Đảng bộ huyện Thanh Hà tiếp tục
thực hiện tốt Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và các quy định về nêu gương của cán
bộ, đảng viên; làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và tổ chức; phát
huy tính ổn định và đoàn kết, dân chủ trên các lĩnh vực. Tiếp tục đổi mới và
nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng ở chi bộ các thôn, khu dân cư, cùng với phát
triển các tổ chức đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp. Quan tâm công tác xây
dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận đủ đức, đủ tài, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng; tăng cường tính
kỷ luật, kỷ cương, tinh thần tự giác, gương mẫu, trách nhiệm của cán bộ, đảng
viên trong thực hiện nhiệm vụ.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh để phấn đấu đến
năm 2030 Thanh Hà đủ tiêu chí đạt đô thị loại IV và trở thành thị xã, huyện cần
tập trung chỉnh trang, nâng cấp thị trấn Thanh Hà để tạo sự lan tỏa và hình
thành các thị tứ, có giải pháp quyết liệt để thực hiện mục tiêu trở thành thị
xã trong tương lai.
Cùng với phát triển kinh tế, cần quan tâm phát triển
toàn diện văn hóa, giáo dục. Tiếp tục khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng
vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thanh Hà. Đẩy mạnh phong trào toàn
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để tạo ra sức mạnh nội sinh trong xây dựng Đảng bộ
phát triển toàn diện. Thực hiện tốt các chính sách, bảo đảm an sinh và phúc lợi
xã hội; coi trọng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là trong bối
cảnh dịch Covid-19 hiện nay.
Nâng cao hiệu lực chỉ đạo, điều hành của chính quyền
các cấp. Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; tiếp
tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tinh thông, thạo việc và đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cần phải sâu sát thực tế,
lắng nghe ý kiến và giải quyết kịp thời lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân
dân, doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo và nâng cao chất lượng
hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng sát dân, gần
dân; tăng cường công tác giám sát và phản biện xã hội; phát huy sức mạnh đại
đoàn kết; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện nhiệm vụ
chính trị của huyện.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với quốc
phòng an ninh; xây dựng và củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và xây dựng khu
vực phòng thủ huyện vững chắc, xã, thị trấn vững mạnh. Chủ động đấu tranh làm
thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, quyết tâm xây dựng một xã hội trật
tự, kỷ cương, an toàn, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội
và bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân. Trong khi dịch Covid-19 diễn biến
phức tạp, đề nghị huyện Thanh Hà tiếp tục chỉ đạo sát sao công tác phòng chống
dịch đồng thời với phát triển kinh tế.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các đại biểu dành thời
gian nghiên cứu, tham gia ý kiến thiết thực vào các dự thảo Báo cáo Chính trị
trình Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh và văn kiện Đại hội XIII của Đảng; lựa chọn những
đồng chí thật sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, năng lực, uy tín, trách nhiệm
để bầu vào BCH Đảng bộ huyện khóa mới và đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh
khóa XVII. Đồng chí tin tưởng BCH, Ban TV, Thường trực Huyên ủy khóa mới của
huyện Thanh Hà luôn đoàn kết, trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao.
Các đại
biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội
Đại hội tập trung đánh giá kết quả thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXIV nhiệm kỳ
2015-2020, xác định phương hướng, mục tiêu, giải pháp trong nhiệm kỳ 2020-2025;
kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của BCH Đảng bộ huyện khóa XXIV. Trên cơ sở kết
quả đạt được nhiệm kỳ 2015-2020, Đại hội đã phân tích, nhận định tình hình và
biểu quyết thông qua Nghị quyết với 18 chỉ tiêu, trong đó nhấn mạnh những định
hướng chính, như:
Về mục tiêu chung trong nhiệm kỳ 2020-2025 là tăng
cường xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
thống chính trị; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; huy động và
sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển kinh tế-xã
hội nhanh và và bền vững; phấn đấu đến năm 2030 huyện Thanh Hà cơ bản đạt tiêu
chí đô thị loại IV.
Mục tiêu cụ thể là giá trị sản xuất nông nghiệp và
thủy sản tăng bình quân 2%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng
bình quân 15%/năm. Giá trị ngành dịch vụ tăng bình quân 12%/năm. Cơ cấu lao động
(nông nghiệp – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ đạt: 28,7% - 44,8% - 26,5%. Thu
nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 80 triệu đồng/năm. Đến năm 2025 có từ
6-8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, từ 2-3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu
mẫu. Hằng năm duy trì tỷ lệ làng, khu dân cư văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp văn hóa đạt trên 95%. Tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia đạt
100%. Hằng năm có trên 80% số tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ...
Đại hội xác định 3 khâu đột phávà 5 công trình, dự án trọng
điểm. Cụ thể, về các khâu đột phá là:
Thứ nhất: Phát triển vùng cây ăn quả sản xuất đạt tiêu chuẩn
VietGap, GlobalGAP, gắn với du lịch sinh thái, xuất khẩu, công nghiệp chế biến
sau thu hoạch để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Phấn đấu giá trị sản
phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đến năm 2025 đạt
175 triệu đồng/ha, năm 2030 đạt 200 triệu đồng/ha.
Thứ hai: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống đường giao
thông, đô thị trên địa bàn tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2020 – 2025 và định hướng đến năm 2030. Phấn đấu tỷ lệ kiên cố hóa đường giao
thông nông thôn, đường nội đồng, đường ra đồng đến năm 2025 đạt 92%, năm 2030 đạt
100%.
Thứ ba: Nâng cao chất lượng cải cách hành chính, trọng tâm
là cải cách thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ.
Các giải pháp trọng tâm để thực hiện nghị quyết là đẩy
mạnh phát triển nông nghiệp sạch, gắn với công nghệ cao; phát triển công nghiệp,
dịch vụ, du lịch; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ
trọng dịch vụ, công nghiệp. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách
thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư và khuyến khích các
thành phần kinh tế phát triển. Tăng cường bảo vệ tài nguyên, môi trường. Nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân và các hoạt động
văn hóa, thông tin, thể dục thể thao. Không ngừng cải thiện toàn diện đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân. Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Tiếp
tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực
hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm nêu gương. Nâng cao năng lực, sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán
bộ. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật Đảng...
Đại hội
ghi nhận những cống hiến của các đồng chí không tham gia tái cử BCH khóa XXV
Ban
Chấp hành khóa XXV, nhiệm kỳ 2020-2025 ra mắt Đại hội
Với tinh thần tập
trung, dân chủ Đại hội đã bầu 38 đồng chí vào BCH khóa XXV, nhiệm kỳ 2020-2025.
Đại hội đã bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII
nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 18 người và 2 đại biểu dự khuyết.
Đồng
chí Triệu Thế Hùng-Phó bí thư Tỉnh ủy trao quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
cho đồng chí Nguyễn Đức Tuấn.
Cũng tại Đại hội, đồng
chí Triệu Thế Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã trao quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy điều động đồng chí Nguyễn Đức Tuấn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thanh Hà
nhiệm kỳ 2015-2020 đến nhận công tác tại Cơ quan Ủy ban MTTQ tỉnh từ ngày
26.8.2020 và giới thiệu để Ủy ban MTTQ tỉnh hiệp thương cử tham gia Ủy ban MTTQ
tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh và giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh
khóa XVI nhiệm kỳ 2019-2024.
Ngay sau phiên bế mạc
đại hội, BCH Đảng bộ huyện Thanh Hà khóa XXV nhiệm kỳ 2020-2025 đã tổ chức hội
nghị lần thứ nhất bầu Ban Thường vụ Huyện ủy nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 10 đồng
chí. Đồng chí Trịnh Văn Thiện, Phó Bí thư Huyện ủy khóa XXIV, Chủ tịch UBND huyện
được bầu giữ chức Bí thư Huyện ủy Thanh Hà khóa XXV; đồng chí Phạm Văn Hùng, Ủy
viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm
Chính trị huyện được bầu giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy khóa XXV. Bầu Ủy ban Kiểm
tra (UBKT) Huyện ủy gồm 6 ủy viên; bầu đồng chí Ngô Văn Sơn, Ủy viên Ban Thường
vụ Huyện ủy khóa XXIV, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy khóa XXIV là Chủ nhiệm UBKT Huyện
ủy khóa XXV.
Đồng
chí Trịnh Văn Thiện thay mặt đoàn Chủ tịch phát biểu bế mạc Đại hội
Đại hội Đảng bộ huyện
Thanh Hà lần thứ XXV đã thành công tốt đẹp, đây là điều kiện tiên quyết tạo sự
thống nhất về tư tưởng và hành động trong cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận
trong nhân dân trong quá trình triển khai, thực hiện nghị quyết; từng bước phấn
đấu đạt mục tiêu đưa huyện Thanh Hà trở thành đô thị loại IV trước năm 2030 và
trở thành thị xã trước năm 2035./.
Ts. Phạm Đức Minh (tổng hợp từ các nguồn).