NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 61 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNG (27/7/1963 - 27/7/2024) VÀ 95 NĂM NGÀY NGÀY THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM (28/7/1929 - 28/47/2024)!
Nghiên cứu trao đổi
PHÉP THỬ CỦA BÃO

Siêu bão Yagi với cường độ đặc biệt lớn đổ bộ trực tiếp vào Việt Nam trong những ngày qua nhất là hoàn lưu sau bão khiến mưa lớn kéo dài trên diện rộng, gây lũ lụt tại nhiều địa phương khu vực phía Bắc cùng những thiệt hại rất lớn cả về tính mạng và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống của người dân. Cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, nhất là các lực lượng vũ trang ở các tỉnh, thành đã dồn sức, chung lòng chủ động ứng phó với bão lũ nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và của.

Thông thường, con người nhìn nhận bão dưới góc độ tiêu cực là sự tàn phá, gây thiệt hại về người và tài sản cùng nhiều hậu quả khác. Tuy nhiên, cần tiếp cận bão ở nhiều góc độ khác nhau.

Thứ nhất, bão là quy luật tất yếu của tự nhiên, là trạng thái nhiễu động của khí quyển. Các cơn bão hình thành trên biển xuất phát từ các vùng khí chênh lệch nhiệt độ hoặc áp suất. Với nhiệt độ nước biển vượt quá một ngưỡng nào đó, hơi nước bốc lên đẩy mạnh vòng xoáy theo cả chiều dọc và chiều ngang. Áp thấp nhiệt đới dần dần được hình thành. Nếu áp thấp duy trì trên vùng nước ấm, nó sẽ mạnh lên thành bão và có thể tăng cấp thành bão mạnh. Như vậy, bão chỉ hình thành trên biển và sẽ yếu dần đi một khi đổ bộ vào đất liền. Một cơn bão hình thành khi có đủ các điều kiện nhiệt, độ ẩm và động lực để tạo xoáy. Bão sẽ phân phối nhiệt độ và cân bằng năng lượng trên vỏ trái đất. Khi các vùng biển ở xích đạo nóng lên sẽ tạo các vùng áp thấp đến mức độ nào đó sẽ tạo thành bão, biển càng nóng năng lượng của bão càng lớn, cường độ gió càng cao hút mây ẩm vào vùng xoáy và vận chuyển đi nơi khác… Từ đó giải toả năng lượng cho vùng biển ấm. Ví như một cơ thể người bị nóng sốt, kích thích sẽ phải hắt hơi để giải toả năng lượng.

Thứ hai, bão cung cấp nước cho những vùng khô hạn, nuôi sống hệ thống sông suối và nước ngầm góp phần duy trì sự sống trên trái đất. Nếu chỉ có mưa bình thường, các vùng cao sẽ không đủ nước, sự sống bị ảnh hưởng thậm chí bị đe dọa.

Thứ ba, bão vừa tàn phá nhưng cũng vừa kích thích sự phát triển của các hệ sinh thái. Điều này thể hiện rõ nhất ở các cánh rừng nguyên sinh trong đó những cây già cỗi bị đổ gẫy, lá cành rụng tạo nên các chất hữu cơ làm điều kiện tốt cho lớp cây con lớn lên khiến cho rừng dày thêm. Bão còn mang hạt giống đi xa giúp sự sống phát triển rộng; đồng thời cũng rửa trôi lớp độc tố tích tụ trên mặt đất giúp, đem khối không khí hoàn toàn mới thay thế cho bầu khí quyển của cả một vùng rộng lớn đã bị ô nhiễm trong thời gian dài, giúp cho con người và vạn vật sống tốt hơn.

Thứ tư, đối với xã hội loài người, bão là phép thử vô cùng quan trọng về tình người, sự đoàn kết, tương thân, tương ái. Những ngày qua, nhân dân khắp mọi miền cả nước đã nhanh chóng tổ chức cứu trợ những vùng thiệt hại do bão, lũ gây ra. Đây là triết lý sống cao đẹp của dân tộc Việt Nam, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tinh thần đoàn kết vẫn là giá trị quan trọng để chúng ta vượt qua khó khăn, thử thách. Lòng nhân ái, sự sẻ chia ấy là minh chứng sáng ngời cho triết lý “thương người như thể thương thân”, mỗi người đều coi sự an toàn và hạnh phúc của người khác như chính bản thân mình. Đó là nguồn cảm hứng, là sợi dây gắn kết tạo ra một cộng đồng gắn bó, yêu thương, trách nhiệm. Chính vì vậy, tối 15/9, Chương trình truyền hình đặc biệt Điểm tựa Việt Nam do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức đã phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1 nhằm lan tỏa tình cảm, sự sẻ chia với những mất mát của nhân dân do hậu quả của bão lũ, động viên tinh thần kiên cường khắc phục khó khăn, sáng tạo và dũng cảm vì mục tiêu chung. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng dân tộc ta có 6 điểm tựa để vượt qua hoạn nạn. Một là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong Đảng, đoàn kết trong nhân dân, đoàn kết trong nước, đoàn kết quốc tế. Hai là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo gần 95 năm qua. Đảng không có mục tiêu nào khác ngoài mục tiêu mang lại độc lập, tự do cho dân tộc và cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Ba là, truyền thống lịch sử - văn hóa hào hùng, văn minh, văn hiến của dân tộc, tinh thần tương thân, tương ái. Bốn là nhân dân, nhân dân làm nên lịch sử, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Năm là quân đội, công an, lúc cần, lúc khó có quân đội, công an; quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; công an vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Sáu là tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc ta, của mỗi người khi khó khăn, thách thức, càng áp lực lại càng nỗ lực, phấn đấu vươn lên, vượt qua giới hạn của bản thân, với tinh thần biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể.

Trong khi cả nước hướng về vùng thiệt hại do bão lũ gây ra, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động tung ra nhiều luận điệu xuyên tạc, chống phá, tuyên truyền trên không gian mạng theo hướng xuyên tạc, bóp méo sự thật. Đặc biệt, tổ chức khủng bố, phản động lưu vong Việt Tân những ngày qua đã đăng tải, tán phát hàng trăm bài viết, hình ảnh, video tuyên truyền xuyên tạc thông qua các hình ảnh bão, lũ, đời sống thiếu thốn, khổ cực của nhân dân trong cơn hoạn nạn rồi lồng ghép thông tin sai trái, xuyên tạc, cho rằng Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền nhân dân thờ ơ, vô trách nhiệm “bỏ mặc dân”. Núp bóng dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” chúng vu cáo Mặt trận Tổ quốc luôn chậm chạp trong việc chuyển tiền đến tay người dân, cho rằng tiền quyên góp không thể đến tay người dân mà chui vào túi quan chức. Lợi dụng vào sự cố sập cầu Phong Châu, các đối tượng lập tức quy kết, rêu rao và cho rằng chính quyền ăn hối lộ, làm ngơ, bảo kê, tiếp tay cho tham nhũng nên mới gây ra hậu quả sập cầu, việc cầu sập là hậu quả của chế độ. Trong khi lực lượng vũ trang cùng nhân dân gồng mình chống bão lũ, họ cho rằng đấy chỉ là biểu diễn, diễn tập. Nếu người dân trông chờ vào nhà nước, chính quyền là vô vọng.

Thiên tai, bão lũ là điều không ai mong muốn xảy ra. Do vậy, mỗi người cần nhìn nhận một cách tích cực và toàn diện để chủ động đối mặt và tìm cách sống thuận theo tự nhiên, hiểu được quy luật và giảm thiểu thiệt hại do bão lũ gây ra. Chúng ta cần khai thác, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, giảm khí thải nhà kính khiến cho trái đất nóng lên, các vùng biển ít tích luỹ năng lượng tạo thành bão lớn đồng thời chuẩn bị tốt để đối mặt với bão lũ, xây dựng các công trình chất lượng để tồn tại trong bão lũ, tránh làm ăn giả dối chụp giật thiếu bền vững… Hơn nữa, cần đoàn kết nhất là trong hoạn nạn, tạo dựng bản lĩnh vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Đặc biệt, cần tỉnh táo và cảnh giác, chủ động nhận diện, đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng bão lũ hòng chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch nhằm chống phá đất nước ta./.

Đặng Thị Mai – Khoa Lý luận cơ sở

Các tin mới hơn
Các tin cũ hơn
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ(22/11/2023)
Chủ động nhận diện những luận điệu xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh(15/11/2023)
Vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong giảng dạy môn học Quản lý hành chính nhà nước tại trường Chính trị tỉnh Hải Dương(15/11/2023)
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TỔNG KẾT THỰC TIỄN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN(13/11/2023)
Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã của tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu phát triển thành tỉnh công nghiệp hiện đại(11/11/2023)
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Bộ CHQS tỉnh Hải Dương Bảo Tàng tỉnh Hải Dương
http://dochoi.haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín