NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 61 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNG (27/7/1963 - 27/7/2024) VÀ 95 NĂM NGÀY NGÀY THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM (28/7/1929 - 28/47/2024)!
Nghiên cứu trao đổi
Ý nghĩa tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào giảng dạy môn “Kỹ năng lãnh đạo, quản lý” tại trường Chính trị

Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, mặt tích cực là cơ bản, chúng ta vẫn còn không ít những khuyết điểm, hạn chế và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có những hạn chế, thách thức đã được chỉ ra từ nhiều nhiệm kỳ Đại hội trước nhưng đến nay vẫn tồn tại và có mặt còn diễn biến phức tạp hơn, trong đó có tệ tham nhũng, tiêu cực.

Đảng ta đã nhiều lần chỉ rõ: Tham nhũng “làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà nước” (Đại hội VI);đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước” (Đại hội XI); “là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước” (Đại hội XII). Đặc biệt, từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội VII (tháng 01/1994), tham nhũng được Đảng ta nhận diện là một trong bốn nguy cơ đối với Đảng và cách mạng Việt Nam, đến Đại hội IX đã trở thành “một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta” và đến nay “vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ” (Đại hội XIII). Điều đó cho thấy, chúng ta chưa bao giờ chủ quan; trái lại, luôn luôn đặt cảnh báo về nguy cơ và sự tác hại của tệ tham nhũng ở mức độ cao nhất.

Sau hơn 35 năm đổi mới, chúng ta càng nhận rõ đây là “một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc” .

Ý nghĩa của tác phẩm

Từ thực tiễn phong phú của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian qua, chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý, rất có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, trong đó:

Trước hết, phải nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, để từ đó có quyết tâm chính trị rất cao, biện pháp rất đúng, hành động quyết liệt và phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, tập trung, thống nhất của Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trực thuộc Bộ Chính trị; Ban Nội chính Trung ương là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Hai là, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là “chống giặc nội xâm”, tức là chống những thói hư, tật xấu, nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ ăn bớt, ăn cắp, ăn chặn của công dưới nhiều hình thức; lấy tiền tài, của cải, vật chất do người khác “biếu xén”, “cho, tặng”, hối lộ,... với động cơ không trong sáng.

Ba là, cán bộ là cái gốc của mọi công việc, là “then chốt của then chốt”, là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân”. Thực tế thời gian qua cho thấy, đằng sau những vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực, nhất là những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài đều có bóng dáng của một số cán bộ, công chức làm ngơ, dung túng, tiếp tay, bao che, đồng phạm, thậm chí là chủ mưu. Do đó, phải đặc biệt quan tâm, chú trọng công tác cán bộ; gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là phải đánh giá, lựa chọn, bố trí đúng cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý; tăng cường quản lý, giáo dục, phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Bốn là, phải kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực; trong đó, phòng ngừa là chính, là cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, đột phá. Phải quán triệt và thực hiện phương châm phòng ngừa, phát hiện từ sớm, xử lý từ đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn;

Năm là, phải kiểm soát cho được việc thực hiện quyền lực nhà nước. Quyền lực luôn luôn có nguy cơ bị “tha hóa”; tham nhũng, tiêu cực là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực; do đó, phải tăng cường và nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực. Mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền lực phải được ràng buộc bằng trách nhiệm; quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn; bất kể ai lạm dụng, lợi dụng quyền lực để trục lợi đều phải bị truy cứu trách nhiệm và xử lý vi phạm.

Sáu là, chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng, kịp thời, hiệu quả của các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Bảy là, phải gắn công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tám là, các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phù hợp với bối cảnh, yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và truyền thống văn hóa của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài; kế thừa kinh nghiệm của các nhiệm kỳ trước.

Vận dụng vào giảng dạy phần học “Kỹ năng lãnh đạo, quản lý”

Phần học “Kỹ năng lãnh đạo quản lý” là một trong số các phần học của chương trình Trung cấp lý luận chính trị. Phần học đã cung cấp cho học viên hiểu rõ những vấn đề lý luận chung về hoạt động lãnh đạo quản lý. Bên cạnh đó giúp học viên nắm rõ sự tương đồng, khác biệt của hai hoạt động này. Đồng thời trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản mà người lãnh đạo, quản lý ở cơ sở cần phải nắm được như các kỹ năng như: kỹ năng ra quyết định; kỹ năng điều hành công sở; kỹ năng xây dựng, thực hiện đề án, dự án, chương trình hành động, kế hoạch công tác; kỹ năng thu thập xử lý thông tin, kỹ năng tuyên truyền vận động ở cơ sở; kỹ năng đánh giá và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ở cơ sở; kỹ năng tình huống; kỹ năng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; kỹ năng soạn thảo văn bản…

Như vậy có thể thấy tầm quan trọng của môn học cả về lý luận và thực tiễn. Bởi lẽ để trở thành người lãnh đạo, quản lý thành công ở cơ sở thì yêu cầu hội tụ rất nhiều các yếu tố.

Qua tác phẩm của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể đúc rút ra những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy đó là:

Trước hết, đối với giảng viên giảng dạy và học viên cần nâng cao nhận thức, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh; phải xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập lý luận chính trị hiện nay. Nhất là đối với môn học “kỹ năng lãnh đạo, quản lý” với rất nhiều kiến thức trong việc ra quyết định, đánh giá sử dụng cán bộ, xây dựng, thực hiện đề án, dự án, chương trình hành động, kế hoạch công tác…Thực hiện tốt nội dung này cũng chính là thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của các trường chính trị cấp tỉnh đã được quy định tại Quy định số 09-QĐ/TW ngày 13/11/2018 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thứ hai, trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy, học tập từng giảng viên cần đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giảng viên đi đào tạo, tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bổ sung kiến thức mới. Đồng thời cử giảng viên tham gia nghiên cứu thực tế tại các địa phương để đảm bảo bài giảng luôn luôn gắn liền giữa lý luận với thực tiễn nhằm làm phong phú hơn các nội dung bài giảng, tăng cường mối liên hệ giữa giảng viên và các đơn vị phối hợp. Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng nhằm phát huy thế mạnh của những đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý ở địa phương giàu kinh nghiệm thực tiễn, có chuyên môn sâu, có kỹ năng tốt. Phát huy lợi thế của trường chính trị trên mặt trận tư tưởng lý luận, chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, hướng đến mỗi giảng viên, báo cáo viên phải trở thành những chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thứ ba, quá trình giảng dạy cần bảo đảm không những truyền đạt đúng, đủ quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, mà còn đòi hỏi mỗi cán bộ, giảng viên phải am hiểu thực tiễn sâu sắc, biết phân tích làm sáng tỏ các vấn đề lý luận góp phần hình thành tư duy khoa học cho người học chống lại các thông tin sai trái. Đó cũng chính là giải pháp, là con đường phủ nhận các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch hữu hiệu, tin cậy nhất. Chủ động lồng ghép, tích hợp có hiệu quả nội dung đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ của Đảng vào quá trình giảng dạy phù hợp với từng nội dung của các chuyên đề trong phần học. Mỗi kỹ năng cũng cần đưa ra những ví dụ, tình huống thực tế tại cơ sở, đồng thời thường xuyên thảo luận những vấn đề thực tế nảy sinh trong quá trình công tác của giảng viên, học viên…

Thứ tư, nhà trường cần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tăng cường số lượng, chất lượng các bài nghiên cứu trên các tạp chí trung ương, địa phương và bản tin “Thông tin lý luận và thực tiễn” của các trường chính trị gắn với công cuộc kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh. Tổ chức định kỳ các hội thảo khoa học, xuất bản ấn phẩm “Thông tin lý luận và thực tiễn”, trang web, các kỳ sinh hoạt chuyên đề chi bộ… trong đó trọng tâm làm rõ bối cảnh, những biểu hiện, diễn biến, biện pháp bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới, những giải pháp trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Mỗi cán bộ, giảng viên trường chính trị tỉnh cần thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm nêu gương, kỷ luật phát ngôn, tích cực tu dưỡng và gìn giữ đạo đức, lối sống… để có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có tư duy khoa học, có lý luận sắc bén và đạo đức, lối sống gương mẫu… xứng đáng trở thành người đi đầu trong nghiên cứu, giảng dạy lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, bảo đảm giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.

Thứ năm, Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy theo hướng tích cực hóa vai trò người học, bảo đảm trao đổi thông tin hai chiều trong quá trình lên lớp, tăng cường phản hồi, trao đổi, nêu quan điểm trong giảng dạy, học tập lý luận chính trị, qua đó kịp thời truyền đạt thông tin, định hướng đúng đắn, hình thành thái độ, niềm tin và bản lĩnh chính trị vững vàng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và học viên.

Áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực vào môn học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học viên; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, đối tượng; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học viên.

Để áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực vào từng nội dung của môn học đòi hỏi giảng viên phải luôn trau dồi khả năng tự học tập, làm quen với công nghệ thông tin và những phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại, thay đổi cách học của học viên, từ thụ động dần chuyển sang chủ động, sáng tạo trong tìm kiếm tri thức; làm sâu sắc, phong phú nội dung từng bài giảng. Để nâng cao nhận thức của giảng viên về sự cần thiết phải áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực vào nội dung bài giảng môn học cần:

Phổ biến sâu rộng các quy định mới của trung ương, địa phương và nhất là của nhà trường về yêu cầu cần thiết áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực với mỗi bài giảng;

Tăng cường sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thao giảng, hội giảng. Từ đó, giảng viên học hỏi lẫn nhau hoặc được hội đồng khoa học nhà trường nhận xét, đóng góp ý kiến giúp việc giảng dạy của giảng viên đạt chuẩn về cả kiến thức và hiệu quả về phương pháp giảng dạy;

Lấy ý kiến phản hồi, nhận xét từ chính đối tượng học viên và giảng viên của khoa khi nghe giảng…

Nguyễn Thị Mai, Khoa Nhà nước và pháp luật

Các tin mới hơn
Các tin cũ hơn
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ(22/11/2023)
Chủ động nhận diện những luận điệu xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh(15/11/2023)
Vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong giảng dạy môn học Quản lý hành chính nhà nước tại trường Chính trị tỉnh Hải Dương(15/11/2023)
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TỔNG KẾT THỰC TIỄN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN(13/11/2023)
Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã của tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu phát triển thành tỉnh công nghiệp hiện đại(11/11/2023)
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Bộ CHQS tỉnh Hải Dương Bảo Tàng tỉnh Hải Dương
http://dochoi.haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín