NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2024) VÀ 138 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (01/5/1886-01/5/2024)!
Nghiên cứu trao đổi
KẾ LY GIÁN – MỘT CHIÊU TRÒ NGUY HIỂM CỦA CHỦ NGHĨA XÉT LẠI

Ths, GVC: Phan Huy Toán, Khoa Lý luận cơ sở

Chủ nghĩa xét lại, mặc dù đến nay không mới nó đã xuất hiện nhằm chống lại CNXH chân chính trên nửa thế kỉ nay, tuy nhiên, tính chất, hành vi thâm độc của nó vẫn nguy hiểm như những gì chúng đã gây ra cho nhân loại và CNXH, nhất là các nước đang xây dựng CNXH như Việt Nam. Có thể kể đến một số câu chuyện trong lịch sử, để chúng ta nhìn rõ chân tướng của CN xét lại:

Vào những năm 50, 60 của Thế kỉ XX, tại Liên Xô tháng 9 năm 1953 Khrushchyov được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH TƯ Đảng CS Liên Xô, tại Đại hội lần thứ XX của Đảng CS Liên Xô, ngay tại ĐH này lần đầu tiên ông đã đọc báo cáo nêu lên tệ sùng bái cá nhân của I.V.Stalin, đây được coi là tư tưởng khởi xướng chủ nghĩa xét lại trong nội bộ Đảng của những người cộng sản ở Liên Xô thời đó, lúc đầu quan điểm Khrushchyov là nhằm hạ bệ Stalin, sau đó đã trở thành luồng tư tưởng chủ đạo nhằm vào Stalin và những đảng viên cách mạng chân chính. Khi Stalin qua đời (6/1953) chúng đã phao ra âm mưu rằng Stalin là người phá bỏ những thành tựu và ý chí của Lênin, sử dụng những lời kể của nạn nhân và kẻ thù của Stalin để vu cho ông độc tài và khát máu. Rốt cục, chúng đã thành công tạo ra một mối xung đột, gây chia rẽ giữa Stalin – biểu tượng của kỷ luật sắt đá của Hồng Quân với Lênin – ngọn đuốc sáng soi đường chính trị của Xô Viết và hệ thống các nước XHCN

Giai đoạn Khrushchyov lãnh đạo Liên Xô những tư tưởng và chỉ đạo của ông đã phần nào hạ bệ được Stalin, thời kỳ này chính Khrushchyov đã chủ trương chung sống hòa bình với Chủ nghĩa Tư bản, đưa nhiều thanh niên Liên Xô sang Hoa Kỳ du học và trực tiếp đề bạt, từng bước xé nát những thành tựu xã hội dưới thời Stalin. Tuy tháng 10/1964 Khrushchyov đã bị loại bỏ khỏi cương vị Bí thư thứ nhất BCH TƯ Đảng CS Liên Xô, nhưng 10 năm cầm quyền của Khrushchyov đã thành công gieo mầm cho Chủ nghĩa xét lại phát triển, đồng thời là những mầm mống bất ổn “Tự do dân chủ” vào Nhà nước Xô Viết giai đoạn những năm 80, 90 của thế kỉ XX

Một trong những thủ đoạn mà Chủ nghĩa xét lại thường sử dụng nhằm hạ bệ tượng đài, đặc biệt là những tượng đài vĩ đại – anh hùng dân tộc, những lực lượng này có chiêu thức như: Chúng đem so sánh người với một người khác lừng lẫy không kém, và nói rằng hai người xung đột tư tưởng với nhau. Chúng nói rằng chiến công của người này thực sự là của người kia, khuyết điểm của người kia là lỗi người này tác động. chúng lan toả các tư tưởng xấu ấy lên các không gian mạng nhằm lôi kéo dư luận, kéo dư luận theo hướng hoài nghi những công lao đóng góp vĩ đại của họ từ đó hướng dư luận sang công kích các vĩ nhân.

Chiêu bài này vô cùng thâm độc, mang tính then chốt trong chiến lược xét lại lịch sử, việc vờ ca ngợi người này để bôi nhọ người kia một cách tinh vi ấy đã dắt mũi và định hướng được nhiều người. đặc biệt lớp trẻ hiện nay khi việc học và nghiên cứu lịch sử không được đề cao, không được coi là một bộ môn quan trọng trong hành trang cho các em vào đời

Khi chủ nghĩa xét lại được phổ cập, tại Việt Nam vào những nă 60 thế kỉ XX, chúng ta đã rất cảnh giác và ý thức rất rõ tính chất nguy hiểm của tư tưởng xét lại, đặc biệt tư tưởng đó gây ra những dạn lứt, mất đoàn kết chính trong nội bộ Đảng ở cấp cao nhất, chúng làm cho đảng viên cộng sản phân hóa thành hai nhóm, một nhóm chấp nhận chính sách xét lại của Khrushchev (chủ trương tạm thời sống hòa bình với Hoa Kỳ), họ không muốn phát động chiến tranh vũ trang giải phóng miền Nam, cho rằng phải xây dựng nền tảng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trước khi nghĩ đến đấu tranh vũ trang ở miền Nam. Đám người này ảo tưởng có thể thống nhất hòa bình như Hiệp định Genève đã kí kết; và nếu phát động đấu tranh vũ trang lo sợ Hoa Kỳ nhảy vào trực tiếp tham chiến, khi đó chẳng những sẽ thất bại mà còn làm mất lòng Liên Xô, thời điểm này Khrushchyov đang cầm quyền.

Ở chiều ngược lại, có nhiều người chống đối kịch liệt chủ nghĩa xét lại và theo quan điểm cứng rắn, tổ chức ngay chiến tranh giải phóng miền Nam. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã từng phát biểu chỉ trích tư tưởng "chủ hòa" rằng: "Chúng ta không ảo tưởng và không đánh giá thấp Mỹ, có điều chúng ta không sợ. Nếu ai đó cho rằng kiên quyết chống Mỹ là thất bại và dẫn đến chiến tranh hạt nhân, thì chỉ còn cách đầu hàng chủ nghĩa đế quốc".

Tuy Chủ nghĩa xét lại không tác động lớn đến cuôc chiến của nhân dân Việt Nam chống Mỹ, nhưng nó cũng gây rất nhiều khó khăn cho chúng ta và làm cho quan hệ Việt – Xô giai đoạn này có phần xấu đi

Việc Liên Xô gây áp lực, đe dọa cắt viện trợ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm cho tinh thần đánh Mĩ và thắng Mĩ có phần ảnh hưởng. Tuy nhiên, sau năm 1964 khi Khrushchyov đã mất quyền lãnh đạo. Quan hệ Việt-Xô được cải thiện nhanh chóng, ngay sau khi Brezhnev lên nắm quyền năm 1964.

Tình hình tại Việt Nam giữa hai miền Nam Bắc từ năm 1960 trở đi đã khiến Hiệp định Genève coi như không thể thi hành được. Hội nghị Trung ương lần thứ 9 tháng 12 năm 1963 đã chính thức thừa nhận đấu tranh vũ trang là hình thức đấu tranh chủ yếu, kêu gọi các lực lượng cách mạng miền Nam sẵn sàng hy sinh, bằng mọi cách giành thắng lợi trong thời gian ngắn nhất, bất kể có bị Liên Xô cắt viện trợ. Tuy nhiên, sau năm 1964 khi Khrushchyov đã mất quyền lãnh đạo. Quan hệ Việt-Xô được cải thiện nhanh chóng, ngay sau khi Brezhnev lên nắm quyền năm 1964.

Qua đây chúng ta cũng rút ra thêm một bài học xương máu, đã thấm nhuần trong suy nghĩ của bao thế hệ lãnh đạo đất nước cho đến ngay nay: đó là độc lập dân tộc của người Việt Nam phải do chính người Việt Nam giành lấy, vận mệnh dân tộc phải do chính người Việt quyết định, không thể ảo vọng tin vào lòng tốt hay trông chờ vào một quốc gia nào.

Một câu truyện khác về kế ly gián đã được các thế lực chống phá cách mạng phải nói đến cầu chuyện về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cố Tổng Bí thư Lê Duẩn: Nhằm hạ bệ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng bắt đầu phao tin đồn rằng có một sự thù địch và kèn cựa giữa Đại tướng và Cố Tổng bí thư Lê Duẩn, một con người vĩ đại khác. Ngay như trong chiến thắng lịch sử mùa xuân 30/04/1975, chúng bắt đầu mang hết công lao cho TBT Lê Duẩn và phủ nhận hoàn toàn những đóng góp to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chúng cũng đã thành công tạo ra xung đột không cần thiết, mơ hồ tạo ra một suy nghĩ rằng có xung đột, kèn cựa và đấu đá lẫn nhau trong nội bộ lãnh đạo.

Không, chỉ có sự đoàn kết và thống nhất lớn lao mà dân tộc Việt Nam chúng ta mới có thể chiến thắng đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ngụy quyền VNCH. Đại tướng Võ Nguyên Giáp – biểu tượng của tinh thần Quân đội nhân dân Việt Nam, và TBT Lê Duẩn – người đại diện cho ý chí của Đảng Cộng sản sau khi Hồ Chủ tịch mất là hai đồng chí, hai người bạn thân thiết.

Trong câu chuyện này, có lần trong Hồi ký của mình Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết rằng: “Với tôi, những năm công tác trong Bộ Chính trị, Anh (Lê Duẩn) đã thường xuyên trao đổi ý kiến, thường là nhanh chóng đi đến nhất trí trong những vấn đề lớn; khi có ý kiến khác nhau thì tranh luận thẳng thắn, những điều chưa nhất trí thì chờ thực tiễn kiểm nghiệm. Lúc mới ra Bắc, Anh thường tâm sự với tôi những khó khăn trong công việc… Từ sau Đại hội III và Đại hội IV, tôi đã ba lần đề nghị Anh là Tổng Bí thư kiêm luôn Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng Anh nói: “Anh là Tổng chỉ huy lâu năm nên tiếp tục làm Bí thư Quân ủy Trung ương, như vậy có lợi cho lãnh đạo”.

Điều ấy có nghĩa là mặc dù có đôi khi khác biệt nhau về nhận định, song TBT Lê Duẩn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn hoà hợp, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần đồng chí cao cả. Trên các cương vị khác nhau họ đã đoàn kết cùng nhau dẫn dắt cả dân tộc đến bến bờ vinh quang, thống nhất nước nhà; hoàn thành thắng lợi di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại!

Càng gần đến những ngày kỷ niệm lớn của đất nước, những chiêu thức của Chủ nghĩa xét lại mọc lên như nấm sau mưa, hòng lôi kéo dư luận, hong làm cho dư luận có cái nhìn nhận sai lệch, méo mó về lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng và công lao của các anh hùng dân tộc

Có thể thấy, việc làm rõ tính chất nguy hiểm và phản động của Chủ nghĩa xét là cần thiết, nhất là bản chất của chủ nghĩa xét lại bề ngoài tưởng như vô hại, nhưng bên trong chúng như những nhát dao cứa lát lịch sử hòng viết lại lịch sử theo hướng có lợi cho những thế lực nào đó muốn kiếm chác, muốn trả thù vì những tư tưởng hẹp hòi hay phục vụ cho những thế lực ngoại bang đẩy nước ta rơi vào loạn lạc. Tính chất đó đặc biệt có hại khi trên không gian mạng hiện nay mọi người đều “tự do” suy nghĩ và bày tỏ chính kiến của mình, khi mà định hướng xã hội thấp, khi mà nền tảng kiến thức, lịch sử chưa cao.

Các tin mới hơn
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ(22/11/2023)
Chủ động nhận diện những luận điệu xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh(15/11/2023)
Vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong giảng dạy môn học Quản lý hành chính nhà nước tại trường Chính trị tỉnh Hải Dương(15/11/2023)
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TỔNG KẾT THỰC TIỄN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN(13/11/2023)
PHƯƠNG PHÁP TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN – Ý NGHĨA TRONG XÂY DỰNG CHI BỘ VỮNG MẠNH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY(11/11/2023)
Các tin cũ hơn
XEM NHẸ LỊCH SỬ CÁCH MẠNG - HIỂM HOẠ THƯỜNG TRỰC CỦA DÂN TỘC TA(27/10/2023)
TÌM HIỂU MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN ĐIỂN HÌNH Ở ANH(11/10/2023)
Từ việc trọng dụng nhân tài của Vua Lê Thánh Tông rút ra bài học đối với công tác cán bộ hiện nay (25/09/2023)
GIÁ TRỊ HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG TRIẾT HỌC LỊCH SỬ (13/09/2023)
Sử dụng hợp lý các phương tiện giảng dạy trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị tại Trường Chính trị Hải Dương (23/08/2023)
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Bộ CHQS tỉnh Hải Dương Bảo Tàng tỉnh Hải Dương
http://dochoi.haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín