NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2024) VÀ 138 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (01/5/1886-01/5/2024)!
Nghiên cứu trao đổi
Công tác dân vận trong tác phẩm Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ý nghĩa với thực tiễn hiện nay.

               Người viết: Nguyễn Thị Mai

               Khoa: Nhà nước và pháp luật

Trong các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Dân vận là một bài báo nhỏ, dung lượng ít, câu văn ngắn, lời lẽ giản dị, mộc mạc mà chứa đựng tư tưởng lớn, có tầm nhìn chiến lược của Người về công tác dân vận. Tác phẩm phản ánh những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân và công tác vận động quần chúng của Đảng. Khẳng định vai trò của nhân dân, sức mạnh của nhân dân và ý nghĩa của công tác vận động nhân dân. Đặc biệt, tác phẩm chỉ rõ trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc đáp ứng yêu cầu nguyện vọng, lợi ích của nhân dân.

1. Hoàn cảnh ra đời

Tác phẩm Dân vận được Hồ Chí Minh viết vào tháng 10-1949, lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đang gay go ác liệt nhất; yêu cầu phải động viên tất cả các tầng lớp nhân dân, huy động sức người, sức của cho kháng chiến. Tuy nhiên, trong cán bộ, đảng viên nhiều người có biểu hiện xa rời nhân dân, thiếu quan hệ mật thiết với nhân dân. Trong hoàn cảnh đó, với bút danh X.Y.Z. Hồ Chí Minh viết bài Dân vận đăng trên báo Sự thật, số 120, ngày 15-10-1949, nhằm chấn chỉnh, giáo dục tư tưởng cán bộ, đảng viên trong quan hệ, công tác với nhân dân. Đồng thời, khẳng định vai trò to lớn, quan trọng của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng; nêu ra những nguyên tắc, phương pháp cơ bản trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân.

Tác phẩm được in trong Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr.232-234.

2. Nội dung tác phẩm

Mở đầu tác phẩm Dân vận, Hồ Chí Minh trình bày một quan niệm tổng quát về Dân chủ. “'Vấn đề Dân vận nói đã nhiều, bàn đã kỹ nhưng vì nhiều địa phương, nhiều cán bộ chưa hiểu thấu, làm chưa đúng, cho nên cần phải nhắc lại”[1]. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác dân vận. Dân là gốc của nước, dân là chủ thể của mọi hoạt động sáng tạo ra lịch sử. Người viết:

“NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ” nhằm khẳng định tính chất, bản chất của chế độ nhà nước ta, một nhà nước dân chủ, một chế độ chính trị dân chủ. Nó quy định mô hình tổ chức quyền lực nhà nước, quyền lực xã hội của dân là dân chủ: Dân chủ là dân chủ và dân làm chủ. Đồng thời, Người cũng nói rõ: dân đã là người chủ và làm chủ thì dân cũng phải có nghĩa vụ của người chủ, có trách nhiệm xây dựng và quản lý nhà nước của mình.

Người nêu lên với tính khẳng định hết sức rõ ràng và luôn nhấn mạnh nhất quán với vai trò chủ thể của dân, với nội dung cốt lõi của dân chủ là lợi ích và quyền hạn của dân: “Bao nhiêu lợi ích đều dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể[2] từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”[3]. “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho”[4].

Chủ thể công tác dân vận là cả hệ thống chính trị

“Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ Đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh, v.v.) đều phải phụ trách dân vận. Cán bộ chính quyền và cán bộ Đoàn thể địa phương phải cùng nhau bàn tính kỳ càng, cùng nhau chia công rõ rệt, rồi cùng nhau đi giải thích cho dân hiểu, cổ động dân, giúp dân đặt kế hoạch, tổ chức nhân công, sắp xếp việc làm, khuyến khích, đôn đốc, theo dõi, giúp đỡ dân giải quyết những điều khó khăn...

Cán bộ canh nông thì hợp tác mật thiết với cán bộ địa phương, đi sát với dân, thiết thực bày vẽ cho dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách chọn giống, ủ phân, làm cỏ…Những hội viên các đoàn thể thì phải xung phong thi đua làm, để làm kiểu mẫu cho dân, giúp dân làm[5].

Lực lượng làm công tác dân vận là lực lượng của cả hệ thống chính trị: Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội. Người đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền. Điều ấy có nghĩa là, tất cả cán bộ chính quyền đều phải làm dân vận. Đây là đặc điểm nổi bật của công tác dân vận khi Đảng ta có chính quyền. Chính quyền của ta là công cụ chủ yếu của nhân dân. Chính quyền không những chỉ phải làm dân vận mà còn có nhiều điều kiện làm công tác dân vận thuận lợi hơn. Hơn nữa, với quyền lực nhà nước, quyền quản lý xã hội của các cơ quan chính quyền, rất dễ mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, thiên về các biện pháp quản lý, coi thường công tác dân vận hay “khoán trắng” nhiệm vụ làm công tác vận động nhân dân cho các đoàn thể và cơ quan dân vận các cấp, nên càng cần phải quan tâm đến công tác dân vận chính quyền...

Đối tượng của công tác dân vận là tất cả nhân dân.

“Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ.

Trước hết, là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được.

Thứ hai, là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành. Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân. Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng.

Phương pháp công tác dân vận

Trước hết, phải khắc phục tư tưởng coi nhẹ công tác dân vận.

Người viết: “Khuyết điểm to ở nhiều nơi là xem khinh việc dân vận. Cử ra một ban hoặc vài người, mà thường cử những cán bộ kém rồi bỏ mặc họ. Vận được thì tốt, vận không được cũng mặc. Những cán bộ khác không trông nom, giúp đỡ, tự cho mình không có trách nhiệm dân vận. Đó là sai lầm rất to, rất có hại.

Thứ hai, phải sâu sát, tỉ mỉ, nói đi đôi với làm, chống bệnh quan liêu.

Người viết: “Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc.

Thứ ba, phương pháp dân vận phải khéo. Từ “Khéo” là từ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng thực ra đó là phương pháp, là nghệ thuật của hành động.

Vai trò công tác dân vận

“Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”

Đây là câu kết của bài viết và cũng là lời khẳng định một chân lý về vai trò của công tác dân vận và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với công tác dân vận.

3. Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm

Giá trị lý luận

Tác phẩm là sự kết tinh những kinh nghiệm và sự phát triển đường lối chiến lược về tập hợp lực lượng cách mạng và công tác vận động quần chúng đã được thể hiện trong nhiều tác phẩm nổi tiếng trước đó.

Tác phẩm phản ánh những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân và công tác vận động quần chúng của Đảng trong điều kiện đảng cầm quyền. Khẳng định vai trò của nhân dân, sức mạnh của nhân dân và ý nghĩa của công tác vận động nhân dân. Đặc biệt, tác phẩm chỉ rõ trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân.

Tác phẩm góp phần kế thừa và phát triển truyền thống quý báu về tập hợp sức mạnh quần chúng nhân dân được hun đúc qua suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, két hợp với sự vận dụng sáng tạo giá trị lý luận thời đại của chủ nghĩa Mác-Lênin về công tác vận động quần chúng, khẳng định tư tưởng trọng dân, luôn đặt nhân dân ở vị trí trung tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đây là những nguyên lý cơ bản của nghiệp vụ dân vận đến nay còn nguyên tính thời sự và giá trị chỉ đạo thực tiễn, tạo nên sức sống bền vững tự nhiên của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận.

Đây cũng là nền tảng tư tưởng cho phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” được Đảng ta quán triệt, vận dụng, phát triển ngày càng sâu sắc trong quá trình vận hành cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.

Giá trị thực tiễn

Góp phần làm cho toàn Đảng có nhận thức mới và sâu sắc hơn về vai trò của dân, về tầm quan trọng của công tác dân vận, chỉ dẫn cho mồi cán bộ đảng viên về phương pháp, cách thức dân vận, nêu lên những yêu cầu phải thực hiện sao cho công tác dân vận đạt được kết quả, hiệu quả thiết thực nhất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu gương một phong cách mẫu mực về người làm công tác dân vận, được Người đúc kết ngắn gọn “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.

Công tác dân vận luôn được đặt ở tầm nhiệm vụ chiến lược, phải được mọi cán bộ Đảng, chính quyền và đoàn thể tiến hành thường xuyên trong mọi hoàn cảnh, mọi địa bàn, hướng tới mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp, củng cố, khơi lên nguồn sức mạnh toàn dân bằng các phong trào cách mạng thiết thực.

Đảng cầm quyền đang đứng trước những thử thách lớn trong xây dựng các mối quan hệ, mà một trong những biểu hiện rõ ràng nhất là mối quan hệ giữa Đảng với dân. Tài sản lớn nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền chính là niềm tin của dân đối với Đảng, đối với chế độ chính trị hiện hành. Mất niềm tin này là mất tất cả.

Kết luận được nêu lên ở cuối tác phẩm Dân vận là lời khẳng định nhất quán của Người về vai trò và lực lượng của dân, về tầm quan trọng quyết định của công tác dân vận đối với thành bại của sự nghiệp cách mạng. Đó là chân lý được đúc kết từ thực tiễn “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.

Sau hơn 70 năm, tác phẩm vẫn là một trong những văn kiện quan trọng của công cuộc đổi mới với những chỉ dẫn còn nguyên giá trị cho thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay. Tác phẩm mang giá trị vượt thời gian và hàm chứa sự chỉ dẫn đúng đắn cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung và công tác dân vận nói riêng trong giai đoạn hiện nay./.



[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr.232.

[2] Năm 1949, khi công bố bài báo này, Đảng ta vẫn đang trong thời kỳ hoạt động không công khai do đã tuyên bố tự giải tán từ tháng 11-1945. Tuyên bố là thế, nhưng kỳ thực, đây chỉ là sách lược do hoàn cảnh lúc bấy giờ. Trong các vãn bản lúc này, khi đề cập đến Đảng, thì đều dùng những chữ “Đoàn thể” (chữ Đoàn viết hoa).

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr.232,

232.

[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr.233. i’2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr.232- 233, 234.

112 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr.233- 234, 234.

Các tin mới hơn
Các tin cũ hơn
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ(22/11/2023)
Chủ động nhận diện những luận điệu xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh(15/11/2023)
Vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong giảng dạy môn học Quản lý hành chính nhà nước tại trường Chính trị tỉnh Hải Dương(15/11/2023)
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TỔNG KẾT THỰC TIỄN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN(13/11/2023)
Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã của tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu phát triển thành tỉnh công nghiệp hiện đại(11/11/2023)
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Bộ CHQS tỉnh Hải Dương Bảo Tàng tỉnh Hải Dương
http://dochoi.haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín