NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2024) VÀ 138 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (01/5/1886-01/5/2024)!
Nghiên cứu trao đổi
Sự cần thiết nâng cao văn hoá chính trị đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay

Văn hóa chính trị nói chung là tổng thể những giá trị được hình thành trong thực tiễn chính trị, thể hiện nhận thức, lý tưởng - niềm tin chính trị và cách thức tham gia vào đời sống chính trị của các chủ thể, hướng tới tiêu chí chân, thiện, mỹ. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan đảng, chính quyền, ban, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội là những người lãnh đạo thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vào thực tiễn đời sống. Văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo ở nước ta là sự kết tinh toàn bộ các giá trị phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, nhân cách chính trị; biểu hiện ở các chuẩn mực xã hội, ở trình độ và năng lực nhận thức chính trị trên từng cương vị, trong từng lĩnh vực công tác mà họ được phân công lãnh đạo, quản lý, điều hành.

Văn hoá chính trị, với tư cách là một loại hình của văn hoá là khái niệm nói về sự thẩm thấu của văn hoá vào chính trị, là chính trị có tính văn hoá. Biểu hiện của văn hoá chính trị thể hiện ở hai phương diện cơ bản:

Một là, chính trị với ý nghĩa là chính trị dân chủ, tiến bộ phải hướng tới mục đích cao nhất là vì con người, giải phóng con người, tôn trọng quyền con người, tạo điều kiện cho con người phát triển tự do, toàn diện, hài hoà. Đây là tính nhân văn sâu sắc của một nền chính trị có văn hoá.

Hai là, những tư tưởng chính trị tốt đẹp không phải là những ý niệm trừu tượng mà phải thiết thực, cụ thể, có khả năng đi vào cuộc sống. Nghĩa là nó phải thấu triệt trong hệ tư tưởng chính trị, thể hiện qua đường lối chính sách của đảng cầm quyền và nhà nước quản lý, trong ứng xử và trong việc triển khai các kế hoạch cụ thể nhằm phát triển xã hội và phục vụ cuộc sống của cá nhân cũng như của cộng đồng xã hội. Văn hoá chính trị có vai trò quan trọng đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng và đối với đời sống chính trị nói chung. Cụ thể là:

Một là, văn hóa chính trị nâng tầm vai trò lãnh đạo của Đảng

Đảng ta luôn khẳng định, trọng tâm xây dựng và phát triển văn hóa là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh...., theo đó, quan điểm, tư tưởng chính trị được thể hiện dưới dạng văn hóa và cũng thông qua văn hóa để đi vào lòng người.

Điểm lại một cách vắn tắt quá trình lãnh đạo và những thành quả đạt được trên mặt trận văn hóa của dân tộc nói chung và văn hoá chính trị nói riêng từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, tại Hội nghị tổng kết Văn hoá toàn quốc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Đảng ta luôn chú trọng mối quan hệ giữa văn hóa và các lĩnh vực khác, trong đó đặc biệt là văn hóa và chính trị, xây dựng văn hóa trong Đảng và trong hệ thống chính trị... Điều mà ấy đã được minh chứng rất rõ trong thực tiễn. Chính nhờ văn hoá chính trị mà vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng được nâng tầm, hệ thống chính trị hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả, mở ra cơ hội cho cán bộ, đảng viên, công chức phát huy vai trò của mình.

Bên cạnh những thành quả đạt được, vấn đề xây dựng văn hoá chính trị trong Đảng và trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo còn nhiều nội dung đáng bàn. Đặc biệt, chất lượng hoạt động của một số tổ chức đảng chưa đáp ứng kịp yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới. Văn kiện Đại hội XIII đã nhấn mạnh: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi”; “Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ... còn diễn biến phức tạp”.

Hai là, văn hoá chính trị góp phần đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực

Văn hoá chính trị vừa là kỷ luật, pháp luật để con người ta tuân thủ vừa thuyết phục, cảm hóa ý thức văn hóa, tinh thần nhân văn trong mỗi con người, nhất là những cán bộ, đảng viên, công chức. Người cán bộ, đảng viên, công chức, nhất là những người lãnh đạo, quản lý chủ chốt có văn hoá chính trị sẽ tự thấy trách nhiệm trong chấp hành nguyên tắc, kỷ luật, pháp luật. Đồng thời, cán bộ, đảng viên, công chức có văn hoá chính trị cá nhân sẽ ý thức rõ trách nhiệm của mình trước sự phát triển của tổ chức, của dân tộc; nhận thức rõ trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân; tự thấy sự cần thiết phải gương mẫu. Theo tinh thần ấy, Đảng, Nhà nước ta xác định xây dựng văn hóa nói chung, văn hoá chính trị nói riêng là biện pháp quan trọng để ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực là hoàn toàn đúng đắn.

Ba là, văn hoá chính trị góp phần tổ chức và quản lý xã hội

Văn hóa chính trị là kết quả của hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu, lý tưởng chính trị trong những điều kiện kinh tế chính trị xã hội. Nhưng đến lượt nó, văn hóa chính trị lại đóng vai trò quan trọng trong tổ chức và quản lý xã hội, thể hiện ở những nội dung sau:

- Văn hóa chính trị đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế:

Hiệu quả của nền kinh tế phụ thuộc ngày càng nhiều vào trình độ phát triển của khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; vào các giá trị tinh thần của xã hội, các thể chế chính trị; vào trình độ, năng lực, phẩm chất của những con người chính trị. Văn hóa là nhân tố quan trọng của kinh tế, một nhân tố qui định bên trong của hoạt động sản xuất. Kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng văn hóa, văn hóa chính trị trong nó và tác động vào nó.

- Văn hóa chính trị đối với việc giải quyết các vấn đề chính trị: Ý thức chính trị, các thiết chế quyền lực chính trị, hoạt động chính trị thực tiễn, đều liên quan đến văn hóa chính trị, đều thể hiện trình độ văn hóa chính trị của một lực lượng xã hội, một giai cấp, một tổ chức hay một cá nhân nào đó. Bản thân đời sống chính trị là một hệ thống các giá trị văn hóa chính trị.

Sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự là những yếu tố cơ bản quan trọng để giữ vững nền chính trị, bởi kinh tế quyết định chính trị. Điều khẳng định đó đúng nhưng chưa đủ, đời sống xã hội không chỉ có kinh tế với chính trị mà còn có văn hóa. Kinh tế và văn hoá là hai nền tảng vật chất và tinh thần của xã hội. Nhiều quốc gia siêu cường về kinh tế, quân sự nhưng không có sự ổn định chính trị, xã hội rối loạn, một trong những nguyên nhân là do văn hóa chính trị không được phát huy tác dụng.

- Văn hóa chính trị đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội:

Các giá trị văn hóa nói chung, văn hóa chính trị nói riêng góp phần ngăn ngừa, hạn chế cái ác, cái xấu, cái sai, hướng con người vươn đến tính nhân văn trong giải quyết các mối quan hệ xã hội, trong tổ chức và thực thi quyền lực chính trị. Văn hóa chính trị là điều kiện tốt để giải quyết các vấn đề xã hội. Văn hóa chính trị có vai trò to lớn trong tổ chức và quản lý xã hội. Vì vậy, cần phải phát huy vai trò của nó trong xây dựng và phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị và giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Sự cần thiết nâng cao văn hoá chính trị đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay

Văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo ở nước ta là sự kết tinh toàn bộ các giá trị phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, nhân cách chính trị; biểu hiện ở các chuẩn mực xã hội, ở trình độ và năng lực nhận thức chính trị trên từng cương vị, trong từng lĩnh vực công tác mà họ được phân công lãnh đạo, quản lý, điều hành. Việc cần thiết phải nâng cao văn hoá chính trị đối với đội ngũ lãnh đạo hiện nay là do:

Một là: Xuất phát từ tác động của hội nhập quốc tế, mặt trái của nền kinh tế thị trường tới văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu khách quan, hội nhập quốc tế bao hàm những yếu tố tích cực, khách quan và là điều kiện thuận lợi đối với quá trình xây dựng văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng và nhân dân ta luôn chủ động, tích cực hội nhập trên các lĩnh vực và điều này được thể hiện rõ trong định hướng chiến lược nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.

Tuy nhiên, tiến trình hội nhập quốc tế cũng có những tác động tiêu cực, khiến cho chủ thể hoạt động chính trị dễ bị dao động về nhận thức chính trị. Mặt trái của nền kinh tế thị trường làm cho một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt dễ bị sa ngã, bị cám dỗ trước đồng tiền, quyền lực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Thời gian qua, nhiều vụ, việc vi phạm phải xử lý kỷ luật đối với cán bộ rơi vào những lãnh đạo có vị trí chủ chốt trong các cơ quan, đơn vị, địa phương, do tham nhũng, lãng phí, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định, vi phạm về đạo đức, lối sống… Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII chỉ rõ: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Hai là: Xuất phát từ vai trò và đặc điểm hoạt động của người cán bộ lãnh đạo

Cán bộ lãnh đạo là những người giữ cương vị chủ chốt trong hệ thống các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội có chức năng, nhiệm vụ đề ra đường lối, chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện theo phạm vi lãnh đạo của mình; đồng thời, là người lãnh đạo, quản lý toàn diện tổ chức mà họ phụ trách, bảo đảm cho tổ chức đó hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ chính trị được phân công.

Trong bài viết Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới nhân dịp chuẩn bị tiến hành đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh việc cần phải thấm nhuần di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”; đồng thời, Người đứng đầu Đảng và Nhà nước khẳng định mạnh mẽ: “công tác tổ chức, cán bộ phải là điểm đột phá”, là “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”, liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ, sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Ba là: Xuất phát từ thực trạng chung về văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược ở nước ta hiện nay

Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới là kết quả của sự kiên định và vững vàng về lựa chọn chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, dám đối mặt với sai lầm, khuyết điểm, quyết tâm đổi mới dựa trên nguyên tắc, theo đuổi đến cùng mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Mặc dù bị tác động của mặt trái cơ chế thị trường, sự đảo lộn của nhiều thang bậc hệ giá trị xã hội, nhưng số đông cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược vẫn biết bảo toàn, tôn vinh, không ngừng bồi đắp những phẩm chất đạo đức cách mạng của người cộng sản chân chính.

Văn hóa chính trị là một bộ phận, một phương diện của văn hóa trong xã hội có giai cấp, nhưng điều đó không có nghĩa văn hóa chính trị là phép cộng giản đơn giữa văn hóa với chính trị, mà đó là sự thẩm thấu, xâm nhập vào nhau, chuyển hóa lẫn nhau giữa văn hóa với chính trị, chính trị với văn hóa. Văn hóa không ở bên ngoài mà ở trong kinh tế và chính trị. Đổi mới hệ thống chính trị cần đến tác nhân văn hóa, nhờ có sự tham dự của văn hóa vào tổ chức, hoạt động của nó mà hệ thống chính trị mới thực sự dân chủ, khoa học, nhân văn. Văn hóa chính trị nói chung, văn hóa chính trị của người cán bộ lãnh đạo nói riêng là một vấn đề rộng lớn chịu sự chế định của rất nhiều nhân tố khác nhau. Việc nâng cao văn hóa chính trị của người cán bộ lãnh đạo, vì vậy còn phải được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với năng lực lãnh đạo của Đảng, với văn hóa Đảng, sự ổn định của hệ thống chính trị, sự hoàn thiện của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, sự dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội, cuộc đấu tranh chống tham nhũng và việc tạo lập môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội hiện thực bền vững và phát triển. Muốn xây dựng văn hóa trong chính trị, phải chú trọng xây dựng con người, hoàn thiện nhân cách trong hoạt động chính trị, từ những công dân của nhà nước pháp quyền đến cán bộ lãnh đạo, quản lý giữ chức vụ, được giao trọng trách ở các cấp, các ngành. Nâng cao văn hóa chính trị của người cán bộ lãnh đạo là một điều kiện, một biện pháp quan trọng để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và năng lực quản lý của Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thạc sỹ: Bùi Phương Trà, Khoa Nhà nước và pháp luật

 
Các tin mới hơn
Các tin cũ hơn
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ(22/11/2023)
Chủ động nhận diện những luận điệu xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh(15/11/2023)
Vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong giảng dạy môn học Quản lý hành chính nhà nước tại trường Chính trị tỉnh Hải Dương(15/11/2023)
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TỔNG KẾT THỰC TIỄN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN(13/11/2023)
Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã của tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu phát triển thành tỉnh công nghiệp hiện đại(11/11/2023)
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Bộ CHQS tỉnh Hải Dương Bảo Tàng tỉnh Hải Dương
http://dochoi.haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín