na
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)! 
Nghiên cứu trao đổi
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương góp phần xây dựng Trường Chính Trị tỉnh Hải Dương đạt chuẩn mức I, giai đoạn 2022 - 2026
19/10/2021 07:54:57

 ThS. Đỗ Thị Lan

                               Phó trưởng khoa Xây dựng Đảng

Sống trong 1 cộng đồng, xã hội hay 1 đất nước tính kỷ cương, kỷ luật luôn song hành cùng mỗi con người. Kỷ cương, kỷ luật đại diện cho 1 quốc gia chính là pháp luật và đối với 1 tổ chức chính là quy định. Nếu đi ngược với những quy định đó người vi phạm sẽ bị phạt kỷ cương, kỷ luật. Đối với mỗi người, kỷ cương, kỷ luật chính là sự biểu hiện kỷ luật của bản thân, là khả năng biết kiểm soát bản thân trong suy nghĩ, lời nói và việc làm đảm bảo hành động nhất quán với mục tiêu lâu dài. Câu nói tỉnh kỷ cương, kỷ luật dường như đã đi vào tâm thức của mỗi người để luôn nhắc chúng ta phải phải luôn sống là người có kỷ luật. Vậy Kỷ luật, kỷ cương là gì?

- “Kỷ cương” là những phép tắc của một quốc gia nhằm bảo đảm cho trật tự xã hội mà quốc gia đó lựa chọn được xác lập và duy trì. Nói theo ngôn từ hiện đại thì kỷ cương chính là pháp luật của một quốc gia ...

- “Kỷ luật” được định nghĩa là những quy định xử sự chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Kỷ cương, kỷ luật được ban hành dựa trên những chuẩn mực của đạo đức, chính vì vậy Kỷ cương, kỷ luật giúp đào tạo con người, nhờ có kỷ cương, kỷ luật năng lực con người được tập trung để hướng đến một mục tiêu, nhờ đó ta có thể đi tới chỗ thành công.

Kỷ cương, kỷ luật giúp đào tạo con người theo chiều hướng tốt hơn, nhờ có kỷ cương, kỷ luật năng lực con người được rèn luyện để hướng đế mục tiêu chung tốt đẹp hơn. Nhờ có tính kỷ cương, kỷ luật mà một tập thể một cộng đồng có thể đi tới thành công.

Kỷ luật bản thân là thứ mà bạn phải có để cưỡng lại những cám dỗ, những viện cớ. Không có kỷ luật bản thân bạn sẽ không thành công bền vững. Kỷ luật bản thân chính là vạn sự khởi đầu nan. Lúc đầu bạn sẽ thấy cực khổ khó khăn nhưng sau khi rèn luyện thành thói quen bạn sẽ bắt bản thân làm những việc cần làm và không bao giờ bỏ cuộc trong mọi tình huống.

Với ý nghĩa đó, kỷ luật, kỷ cương là nhân tố vô cùng cần thiết đối với bất cứ quốc gia, tổ chức hay mỗi cá nhân, nhờ có kỷ luật, kỷ cương mà xã hội, tổ chức và mỗi cá nhân tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn. Chính vì điều này trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung, thống nhất, quyết liệt trong hành động, kiên quyết đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành, xây dựng Chính phủ trong sạch, liêm chính, kiến tạo phát triển, gắn bó với nhân dân, phục vụ nhân dân; phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân gắn liền với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chấp hành pháp luật.

Quán triệt tinh thần Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính các cấp; Quy định số 11-QĐ/TW ngày 19/5/2021 về trường Chính trị chuẩn; Đề án Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý và hoạt động, xây dựng Trường Chính trị tỉnh là trung tâm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Hải Dương ... Những năm qua trường chính trị Hải Dương đã chú trọng nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng quy chế văn hóa công sở, quy chế dân chủ, kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm tinh thần thượng tôn pháp luật. Kỷ luật, kỷ cương hành chính bước đầu đã góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành và thực thi chính sách, pháp luật.

Tuy nhiên, việc chấp hành Chỉ thị của Chính phủ và nội quy, quy chế của cơ quan chưa nghiêm. Nhiều công việc nêu trong các Chương trình hành động, các văn bản chỉ đạo, điều hành khác chưa được triển khai đúng tiến độ, chưa bảo đảm chất lượng theo yêu cầu. Công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chưa được quan tâm đúng mức, việc phát hiện vi phạm, xác định trách nhiệm và xử lý chưa kịp thời, chưa nghiêm. Khó kiểm soát, quản lý chất lượng và hiệu quả hoạt động ĐT, BD do phân tán, thiếu chuyên nghiệp (nội dung, chương trình, thời gian thực tế, cách đánh giá chất lượng học viên, giảng viên);  Năng lực và tính chuyên nghiệp trong tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều bất cập. Tính chuyên nghiệp trong công tác tổ chức và quản lý giảng dạy còn hạn chế. Việc triển khai một số chương trình bồi dưỡng mới về kỹ năng thực thi công vụ, nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo quản lý còn lúng túng; ở các lớp một bộ phận không nhỏ CB, CC, VC tham gia các chương trình ĐT, BD có động cơ học tập chưa đúng đắn: học chủ yếu vì bằng cấp, chứng chỉ để hoàn thiện tiêu chuẩn cán bộ... Những tồn tại, hạn chế trên đây ảnh hưởng đến kỷ luật, kỷ cương nền hành chính, ảnh hưởng đến Chất lượng hoạt động của trường, tác động xấu đến kỷ cương, kỷ luật của cơ quan, đơn vị, cần được kiểm điểm nghiêm khắc, rút kinh nghiệm và khẩn trương khắc phục ở tất cả các khoa, phòng, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu.

Để tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tạo sự chuyển biến rõ nét, nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín của nhà trường, bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi nhiệm vụ và củng cố niềm tin của cán bộ, viên chức, người lao động cũng như của học viên các lớp và đáp ứng yêu cầu xây dựng trường Chính trị chuẩn loại I giai đoạn 2022-2026,  Nhà trường cần thực hiện tốt các  biện pháp sau:

       - Thường xuyên phổ biến, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, trong đó chú trọng các giải pháp về công tác cán bộ theo tinh thần nghị quyết trung ương 4 KHóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII ban hành ngày 30-10-2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong nội bộ (còn được biết với tên gọi 27 biểu hiện suy thoái); Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa (XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Quy định số 55- QĐ/TW ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để  tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; Các quy định, quyết định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; nội quy, quy chế của Trường Chính trị tỉnh Hải Dương...

       - Rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy chế, quy trình làm việc của nhà trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt phương châm: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ tiến độ, rõ hiệu quả”. Việc phân công chuyên môn, các khoa, phòng, các bộ phận, cán bộ, viên chức, người lao động theo hướng chuyên môn hóa từng khâu, từng loại công việc,

- Đánh giá đúng chất lượng, hiệu quả việc thực thi nhiệm vụ theo bộ tiêu chí chuẩn, lấy làm căn cứ để đánh giá thi đua, khen thưởng

       - Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng nhân sự phù hợp với vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp theo nguyên tắc “vì việc để xếp người”.Kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, không chịu sự phân công công tác của cấp trên, hay những hành vi cố tình kéo dài, trì hoãn thời gian thực hiện nhiệm vụ được phân công; trốn trách, thoái thác, đùn đẩy trách nhiệm; thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu tinh thần hợp tác...

- Giải quyết công việc đúng thẩm quyền, đúng phạm vi trách nhiệm được giao; tăng cường trách nhiệm trong phối hợp xử lý công việc. Nâng cao chất lượng các cuộc họp, giảm thiểu các cuộc họp không thực sự cần thiết, các thành phần dự họp có trách nhiệm phát biểu ý kiến về những nội dung liên quan.

- Thực hiện nghiêm quy chế văn hóa công sở nhất là văn hóa phát ngôn; Nghiêm cấm lời nói, hành động thiếu văn hóa, phao tin thất thiệt, bôi nhọ hình ảnh đồng nghiệp; chia rẽ, bè phái, cục bộ, gây mất đoàn kết nội bộ cơ quan; có thái độ, hành vi khiếm nhã với đồng nghiệp.

- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện nhiệm vụ theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao, thông qua việc kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất. Công khai việc quản lý thu – chi tài chính, đảm bảo việc chi tiêu đúng quy định hiện hành của Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của người lao động...

- Đối với cán bộ, viên chức, người lao động thực hiện có trách nhiệm, nghiêm túc đầy đủ các quy định, quy chế, nội quy làm việc, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc, nâng cao đạo đức, kỷ luật, kỷ cương,  ý thức trách nhiệm trong giảng dạy và thực thi nhiệm vụ. Nghiêm cấm cán bộ, viên chức gây khó khăn, phiền hà đối với người  học, người đến liên hệ công tác...

- Có trách nhiệm báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền nếu phát hiện việc thực hiện sai, không đúng quy trình; không đầy đủ, không đúng quy định của cán bộ, viên chức, người lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ, và có trách nhiệm cá nhân về những nội dung báo cáo

- Cán bộ viên chức người lao động vi phạm kỷ luật, kỷ cương phải bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của Pháp luật. Tăng cường trách nhiệm của người dứng đầu trong công tác quản lý, chỉ đạo việc kiểm tra thực hiện kỷ luật, kỷ cương của cán bộ, viên chức; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới nếu để xảy ra việc cán bộ viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp vi phạm pháp luật và các quy định của ngành

- Đối với học viên cần thực hiện nghiêm hướng dẫn số 31-HD/TCT ngày 19/5/2021 về công tác quản lý học viên. Yêu cầu học viên phải đến lớp đúng giờ, học đủ thời gian, thực hiện đầy đủ các khâu của quá trình học tập, rèn luyện; thực hiện nếp sống văn minh; kỷ cương, kỷ luật ; tôn trọng giảng viên, cán bộ, viên chức người lao động của nhà trường; tích cực tham gia các phong trào hoạt động của lớp, của trường ./.