Ths. Đặng Thị Mai – Phó Hiệu
trưởng Trường Chính trị tỉnh Hải Dương
Một trong ba phát kiến vĩ đại
của C. Mác là học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện nay có
một số quan điểm xuyên tạc về học thuyết này. Đấu tranh chống lại những luận điệu
xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lê nin nói chung, về học thuyết hình thái kinh tế -
xã hội nói riêng là trách nhiệm của mỗi người cán bộ, đảng viên chúng ta trong
tình hình hiện nay nhằm hiểu đúng đắn và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác Lê –
nin trong công cuộc đổi mới ở nước ta.
Theo C.Mác, xã hội vận động,
phát triển theo các quy luật phổ biến là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến
trúc thượng tầng và các quy luật khác. Sự phát triển ấy bắt đầu từ sự phát triển
của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực
lượng sản xuất quyết định sự thay đổi của quan hệ sản xuất. Đến lượt mình, quan
hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi theo, và do đó
mà các hình thái kinh tế - xã hội vận động, phát triển từ thấp đến cao. C.Mác đã đi đến kết luận: “Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình
lịch sử - tự nhiên” (C.Mác và Ăng ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia.
Hà Nội. 2004, t. 23, tr. 21). V.LLê nin viết: “Mác coi sự vận động xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, chịu sự
chi phối của những quy luật không những không phụ thuộc vào ý chí, ý thức và ý
định của con người mà trái lại, còn quyết định ý chí, ý thức và ý định của con
người” (V.LLê nin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva 1974, t.1, tr. 200) và “Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những
quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực
lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự
phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự
nhiên” (V.LLê nin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva 1974, t.1, tr. 163).
Như vậy, sự vận động, phát triển
của các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao là tất yếu khách quan. Đến
nay, lịch sử nhân loại đã trải qua các hình thái kinh tế - xã hội: cộng sản
nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản và đang cố gắng thiết lập hình
thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Tuy nhiên, có những luận điệu
cho rằng, hình thái kinh tế - xã hội tư bản tồn tại vĩnh viễn, từ đó, họ phủ nhận
sự ra đời của chủ nghĩa xã hội. Trong khi họ thừa nhận sự phát triển từ hình
thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy lên kình thái kinh tế - xã hội chiếm
hữu nô lệ, từ hình thái kinh tế - xã hội chiêm hữu nô lệ lên hình thái kinh tế
- xã hội phong kiến và từ hình thái kinh tế - xã hội phong kiến lên hình thái
kinh tế - xã hội tư bản, nhưng họ lại không thừa nhận sự phát triển từ hình
thái kinh tế - xã hội tư bản lên hình thái kinh tế xã hội cao hơn hình thái
kinh tế - xã hội tư bản, hình thái kinh tế - xã hội mà C, Mác gọi đó là hình
thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội.
Điều đó có nghĩa là, họ đã mâu thuẫn với chính họ.
Ngoài ra, trong học thuyết về
hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác còn khẳng
định: trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học đóng vai trò ngày
càng to lớn và trở thành “lực lượng sản
xuất trực tiếp”. Khoa học làm xuất hiện những ngành sản xuất mới, những máy
móc thiết bị mới, công nghệ mới, những nguyên vật liệu mới, năng lượng mới… Với sự phát triển của khoa học, công cụ lao động
ngày càng hiện đại. Khoa học vừa tạo ra
môi trường, vừa đòi hỏi người lao động phải không ngừng được nâng cao về trình
độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo. Và vì vậy, giai cấp công nhân hiện đại cũng ngày
càng có trình độ cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu của một nền sản xuất công
nghiệp ngày càng hiện đại bởi sự phát triển của cách mạng khoa học. Hay nói
cách khác, công nhân có xu hướng trí thức hóa. Do đó, “Giai cấp công nhân không chỉ cần sự khéo léo của đôi bàn tay vàng, mà
còn cần sự sáng tạo của khối óc” (C.Mác - Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.4, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr, 604).
Quan điểm cho rằng: hiện nay, nhân
loại đã chuyển mình sang Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế tri thức,
kinh tế số, toàn cầu hóa, tin học hóa, dữ liệu lớn (Big data). Vì vậy, thời đại
hiện nay là thời đại của tri thức, chứ không phải là thời đại của giai cấp công
nhân, họ phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, từ đó, họ phủ nhận học
thuyết Mác – Lê nin. Họ cho rằng, học thuyết Mác – Lê nin chỉ đúng trong điều
kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, nền sản xuất dựa trên máy móc cơ khí.
Theo họ, tri thức trở thành động lực duy nhất phát triển lịch sử xã hội hiện
nay. Tuy nhiên, nếu chỉ có tri thức đơn
thuần mà không có điều kiện vật chất để chuyển hóa những tri thức ấy thành của
cải vật chất thì tri thức ấy cũng không có vai trò gì đối với sự phát triển của
xã hội.
Về sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và các nước Đông
Âu: Quan điểm cho rằng: chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và các
nước Đông Âu sụp đổ, do đó, chủ nghĩa Mác - Lê
nin đã hết thời. Thực ra, đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình sai lầm, nhiều
khiếm khuyết, cần nghiên cứu nghiêm túc, tìm ra nguyên nhân, từ đó có cách nhìn
đúng đắn về chủ nghĩa xã hội với tư cách là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế
- xã hội cộng sản chủ nghĩa. Ngày nay, theo nghiên cứu khoa học, sự sụp đổ của
mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và các nước Đông Âu có cả nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan. Trong đó, nguyên nhân khách quan như: Xây dựng chủ
nghĩa xã hội hoàn toàn là mới mẻ, chưa có
tiền lệ trong lịch sử, vì vậy khó khăn và phức tạp; Các nước trong hệ thống
xã hội chủ nghĩa có điểm xuất phát thấp và sự chống phá quyết
liệt của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc đối với chủ nghĩa xã hội; Các
nguyên nhân chủ quan chủ yếu là: Hạn chế trong
tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận của Đảng cộng sản, nhà nước xã hội chủ
nghĩa;
Yếu kém, khuyết điểm trong đường lối
chính trị, sự vận hành kém hiệu quả của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa; Sự mâu thuẫn, mất đoàn kết trong hệ thống xã hội chủ
nghĩa.
Như vậy sự sụp đổ của chủ
nghĩa xã hội ở Liên xô và Đông Âu là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội, chứ
không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội với tư cách là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa.
Bởi vì, theo chủ nghĩa Mác – Lê nin, nếu chủ nghĩa xã hội với tư cách là giai
đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà mất đi thì thay vào đó sẽ là xã hội cao hơn, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Từ những phân tích trên đây, chúng ta có
cơ sở để khẳng định:
Thứ nhất, học thuyết Mác – Lênin vẫn còn nguyên giá trị trong
thời đại hiện nay. Đối với Việt Nam, củ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh thực sự là kim chỉ nam soi đường cho cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh 2011 của
Đảng ta xác định “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Thành tựu chúng ta đạt được sau 35
năm đổi mới đã chứng minh cho điều đó. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Đảng ta tiếp tục khẳng định: “kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh” (Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021,
t. I, tr. 109).
Thứ hai, học thuyết Mác - Lênin là học thuyết mở, phải được bổ
sung, phát triển không ngừng cho phù hợp với thực
tiễn. Trong quá trình vận dụng các nguyên lý cơ bản của học thuyết Mác – Lê
nin, chúng ta phải căn cứ vào điều kiện lịch sử - cụ thể của từng nước trong từng
thời kỳ cách mạng để vận dụng một cách sáng tạo, bới chính C. Mác đã có lần
nói: Học thuyết của chúng tôi không phải là một giáo điều mà là kim chỉ nam cho
cuộc sống.