TS. Lê Xuân Huy
Phó Hiệu trưởng
Trường Chính trị tỉnh Hải Dương
Đặt vấn đề
Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái
thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng
viên, đặc biệt đối với cán bộ, giảng viên lý luận chính trị hiện nay. Tuy nhiên,
trước thực tế các thế lực thù địch, phần tử cơ hội tiếp tục chống phá quyết liệt
vẫn còn một số cán, đảng viên biểu hiện giao động, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” về tư tưởng thông tin sai lệch về quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước còn
bàng quang trước dư luận, thông tin “xấu, độc”, vi phạm kỷ luật Đảng. Chính vì
vậy, để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình
hình mới; chúng ta cần có nhiều giải pháp tích cực, trong đó yêu cầu cần phải
tăng cường cập nhật kiến thức mới và định hướng dư luận tích cực cho cán bộ giảng
viên ở các trường Chính trị hiện nay là rất cần thiết. Vì vậy, trong bài viết
này chúng tôi xin chia sẻ một số nội dung và giải pháp như sau:
1. Vì sao phải cập nhật kiến thức mới?
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng
dạy:”muôn việc thành công hay thất bại đều
do cán bộ tốt hay kém”, bởi “cán bộ
là gốc của mọi công việc” cho nên “huấn
luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”(). Thấm nhuần
tư tưởng của Người; trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta
đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
toàn diện vê lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho cán bộ, đảng viên nhất là đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ Việt Nam luôn luôn đảm bảo
về số lượng và chất lượng, đảm đương thành công mọi nhiệm vụ trong mọi giai đoạn
từ đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ mới, trong công cuộc đổi mới đổi
mới đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đát nước và hội nhập quốc tế hiện
nay.
Trước yêu cầu đổi mới, nâng cao kiến
thức toàn diện cho đội ngũ cán bộ các cấp, ngày 01/02/2013 Bộ Chính trị ban
hành Quy định số 164-QĐi/TW về chế độ cập nhật kiến thức mới đối với cán bộ
lãnh đạo, quản lý các cấp. Theo đó, các chức danh lãnh đạo, quản lý trong hệ thống
chính trị hàng năm đều phải dành thời gian bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới
(5-7 ngày) và cập nhật thường xuyên để phục vụ thiết thực cho công tác.
Thực thiện Quy định của Bộ Chính trị,
đối với hệ thống các trường Chính trị tỉnh, thành phố, trường bộ ngành trực thuộc
Trung ương hàng năm đều được Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức,
triển khai chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và cập nhật kiến
thức mới cho đội ngũ cán bộ giảng viên. Nội dung chương trình bồi dưỡng, cập nhật
kiến thức mới về cơ bản các chuyên đề thuộc
chương trình Trung cấp LLCT-HC. Ngoài ra còn bồi dưỡng phương pháp giảng
dạy tích cực, phương pháp nghiên cứu khoa học công nghệ, vấn đề thời sự trong
nước và quốc tế, tọa đàm và nghiên cứu thực tế... Như vậy, chủ thể cần cập nhật
kiến thức mới là cán bộ, giảng viên của các trường Chính trị tỉnh, thành phố (đối
tượng 3) để các trường triển khai chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới
cho học viên là những cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở và tương đương (đối tượng
4). Đánh giá chung về đối tượng và nội dung
chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ, giảng
viên của các trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương những năm vừa
qua đã được Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh quan tâm phối hợp với các
ban Đảng chỉ đạo sát sao và rất hiệu quả; kinh nghiệm mô hình, cách làm và
khung nội dung chương trình được xây dựng công phu bài bản, đội ngũ giảng viên
thực sự chọn lọc, tâm huyết, vì vậy đáp ứng được yêu cầu cập nhật kiến thức mới
cho cán bộ, giảng viên các trường Chính trị tỉnh, thành phố đặt ra.
Tuy nhiên, Bồi dưỡng, cập nhật kiến
thức mới cũng như học tập là việc làm thường xuyên suốt đời của mỗi cán bộ, đảng
viên; việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới thông qua các lớp, theo đối tượng,
theo chương trình là cần thiết và bắt buộc đối với cán bộ giảng viên của trường
Chính trị hiện nay. Với cách tiếp cận rộng hơn; trong phạm vi bài viết này,
chúng tôi cho quan niệm cập nhật kiến thức mới cho cán bộ giảng viên ở góc độ tự
nhận thức từ mỗi cá nhân về các vấn đề xã hội, cả lý luận và thực tiễn, kiến thức
mới bao hàm cả những thông tin, thời sự, dư luận xã hội, có vấn đề đã được kiểm
duyệt, định hướng rõ và cả những vấn đề đang được công chúng, dư luận quan tâm
được đề cập hàng ngày. Đây là vấn đề mới và khó, do vậy, để tránh lối suy đoán
một chiều hoặc phán đoán lệnh lạc, chủ quan về vấn đề thời sự, những sự việc,
hiện tượng mới nảy sinh từ đời sống xã hội, đòi hỏi mỗi cán bộ, giảng viên
ngoài hoàn chỉnh kiến thức được trang bị, hoàn chỉnh theo nghĩa “chính danh”, định
hướng chính thống thì cần phải thường xuyên cập nhật những nội dung kiến thức mới,
đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến công tác chuyên môn, nhiệm vụ của mình;
qua đó tham chiếu, đối chứng, đánh giá sự việc trong tư duy của mình, làm giàu
kiến thức chuyên môn của bản thân, tự thân, tự chủ trong mọi lĩnh vực công tác
nghiên cứu và giảng dạy LLCT. Cập nhật kiến thức mới trong hoạt động giảng dạy
LLCT chính là giúp cho cán bộ giảng viên tránh rơi vào bệnh quan liêu xa rời thực
tiễn, bệnh giáo điều duy ý trí hoặc chủ nghĩa kinh nghiệm, bồi đắp nguồn thông
tin tin cậy, khoa học mới mẻ giúp cho công tác giảng dạy LLCT thực sự hấp dẫn
và hiệu quả hơn.
Ví dụ: Việc tổ
chức Đại hội XIII của Đảng ta (tháng 01/2021) và cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội
lần thứ XV ở nước ta (tháng 5/2021) vừa qua đã thành công tốt đẹp, được dư luận
trong và ngoài nước đánh giá rất cao; việc quán triệt và học tập văn kiện, cập
nhật kiến thức mới đối với cán bộ đảng viên là việc làm cần thiết sau Đại hội.
Một trong những điều mới trong văn kiện đó là công tác cán bộ, vấn đề này nếu
như các kỳ Đại hội và cuộc bầu cử trước đây thì các thế lực thù địch địch luôn
tìm cách xuyên tạc, bôi nhọ một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta hòng
chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết, giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng. Nhưng trước và sau Đại hội XIII , bầu cử Quốc hội khóa XV thành công vừa
qua, vẫn có các dư luận trái chiều, các kênh thông tin xuyên tạc, các luồng dư
luận “xấu, độc” đã bị chúng ta “hóa giải”, bởi công tác cán bộ đã được Đảng ta
rất coi trọng, chuẩn bị bài bản, huấn luyện kỹ lưỡng, sắp xếp bộ máy khoa học cả
trước, trong và sau Đại hội, sự chủ động nắm bắt, định hướng dư luận theo đúng quan
điểm của Đảng chỉ đạo đã góp phần thiết thực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
phản bác quan điềm sai trái, thù địch.
Như vậy, cập nhật kiến thức mới không
chỉ trong hệ thống nhà trường, trong khung chương trình có sẵn mà cả kiến thức
đời sống xã hội, thực tiễn công tác đặt ra; trong đó có dư luận xã hội hàng
ngày mà cán bộ giảng viên chúng ta cần phải quan tâm cập nhật và nhất quán
trong giảng dạy LLCT.
2. Vì sao phải định hướng dư luận tích cực trong giảng dạy LLCT?
- “Dư luận xã hội” (tiếng Nga) hay
“Công luận xã hội” (tiếng Anh) là một hiện tượng đời sống xã hội mà mỗi cá
nhân, tổ chức (bao gồm cả quốc gia), trong đời sống hàng ngày thường phải quan
tâm và tính toán đến. Quan niệm về dư luận xã hội có nhiều cách tiếp cận khác
nhau, tùy thuộc vào chủ thể nhất định, dư luận xã hội thể hiện về nhận thức,
thái độ của nhóm người nhất định trước các vấn đề sự kiện... có động chạm đến lợi
ích, mối quan tâm của họ. Dư luận xã hội liên quan đến nhiều đối tượng, giai tầng
xã hội, đến cá nhân, tổ chức, cộng đồng; đặc biệt là thái độ của nhiều nhà lãnh
đạo, quản lý. Theo tác giả Phạm Chiến Khu quan niệm: “Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự
kiện, hiện tượng có tính thời sự”(). Trước đây,
thời Liên Xô (cũ) và ở Việt Nam cũng có một số học giả quan niệm dư luận xã hội
là ý kiến của đa số; Tuy nhiên dưới góc độ nghiên cứu và giảng dạy LLCT chúng
tôi đồng ý với quan niệm về dư luận xã hội trên của tác giả Phạm Chiến Khu; xem
dư luận xã hội bao gồm cả các ý kiến của đa số mà cả của thiếu số. Dư luận xã hội là một dạng tồn tại đặc biệt của ý thức xã hội, có
thể hiện diện trong các hình thái, ý thức xã hội khác nhau, nó là một hiện tượng
thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, nảy sinh từ hiện tượng xã hội
mang bản chất xã hội. Dư luận xã hội với tính cách là một dạng của ý thức
xã hội, vì vậy nó cũng có các tính chất cơ bản như tính lợi ích, tính lan truyền,
tính năng động , tính quần chúng và tính giai cấp. Cho nên yêu cầu định hướng
dư luận tích cực trong giảng dạy LLCT là rất cần thiết và thường xuyên; Khác với
nội dung chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới là những vấn đề đã được
các cơ quan chuyên môn thẩm định, kiểm chứng trên cơ sở luận cứ khoa học, lịch
sử, pháp lý nghiêm ngặt, còn dư luận xã hội là những luồng ý kiến khác nhau, những
thông tin mới nảy sinh từ đời sống xã hội cần phải có thời gian để xem xét đánh
giá, trong đó có những dư luận “nhạy cảm” mang tính thời sự mọi người đều quan
tâm chúng ta không thể suy đoán, phán xét vấn đề 1 cách chủ quan, duy ý trí
ngay được. Ví dụ: Dư luận thế giới về công cuộc phòng chống Đại dịch Covid-19 ở
Việt Nam được Đảng ta lãnh đạo là một thành công lớn, để lại nhiều bài học quý
báu cho nhiều nước. Có được thành công đó là sự thống nhất từ nhận thức đến
hành động của Đảng, Nhà nước và toàn dân, sự đồng thuận cao của các cấp, các
ngành của cả hệ thống chính trị, coi việc “chống dịch như chống giặc”, Thông điệp
5K, khoanh vùng dập dịch, giãn cách xã hội kịp thời (Chính phủ có Chỉ thị
15,16,19); gần đây Chính phủ có chủ trương tiêm Vắc xin ngừa Covid-19 cho toàn
dân và xây dựng quỹ Vắc xin ngừa Covid-19 đã được mọi người dân đồng tình hướng
ứng cao. Trong công cuộc phòng chống Đại dịch Covid-19 đã có rất nhiều tấm
gương cao đẹp cống hiến hết mình vì sự bình yên cuộc sống, vì an ninh sức khỏe
cộng đồng... được Nhà nước, nhân dân trân trọng và ghi nhận. Tuy vậy, bên cạnh
đó vẫn có những thông tin “xấu, độc” gây phản cảm xã hội, bức xúc dư luận ví dụ
như like “Hải Dương toang rồi”, “Quảng Ninh, Hải Phòng chặn xe biển 34 không
cho vào”. Hay một số mạng nước ngoài có nội dung: Chủng mới vi rút Côrôna bùng
phát từ thành phố Vũ Hán-Trung Quốc (tháng 12/2019) là một dạng chiến tranh
sinh học liên quan đến Thuyết âm mưu rất nguy hiểm. Gần đây, trên mạng xã hội
đưa 1 bức ảnh chụp cảnh nhiều thi thể bó gọn nằm la liệt trên sân được chia sẻ
là bệnh nhân Covid-19 tử vong tại thành phố Hồ Chí Minh…Vậy trước những luồng
thông tin, dư luận trên thì người cán bộ, giảng viên chúng ta thể hiện thái độ ứng
xử như thế nào? Lẽ tất nhiên, cần phải bình tĩnh, là phải hiểu bản chất vấn đề,
sự vật hiện tượng theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước. Định hướng dư luận cho học
viên (người học) với thái độ nghiêm túc, tư duy biện chứng, khoa học, lịch sử,
chắc chắn chúng ta sẽ thành công trong mỗi chuyên đề khi giảng dạy LLCT.
3. Giải pháp tăng cường cập nhật kiến thức mới và định hướng dư luận tích
cực trong giảng dạy lý luận chính trị.
Một là, Cập nhật kiến thức mới và định hướng dư luận
tích cực trong công tác giảng dạy LLCT là nhu cầu thiết yếu, thường xuyên của
cán bộ, giảng viên các trường Chính trị tỉnh, thành phố hiện nay. Bởi lẽ, đối
tượng học viên của Nhà trường hiện nay rất cần được chuẩn hóa về chuyên môn, lý
luận và kỹ năng công tác, trực tiếp giải quyết nhiều vấn đề đời sống kinh tế
văn hóa xã hội ở cơ quan, đơn vị, địa phương. Việc cập nhật những vấn đề mới từ
đời sống và dư luận xã hội được cấp ủy,
cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cung cấp và định hướng đúng sẽ giúp cho cán bộ
giảng viên và học viên nhận thức đầy đủ, khách quan toàn diện, sâu sắc vấn đề
thực tiễn so với lý luận đặt ra; góp phần
củng cố bản lĩnh chính trị, niềm tin vào Đảng và chế độ XHCN, đấu tranh thắng lợi
với những quan điểm sai trái thù địch trong mọi hoàn cảnh.
Hai là,Cập nhật
kiến thức mới với định hướng dư luận tích cực kịp thời; đòi hỏi cán bộ, giảng
LLCT phải luôn nắm vững nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng; thực sự chuyên sâu về học thuật, chuyên gia về thực
tiễn, có năng lực trình bày, thuyết giảng, đối thoại, thảo luận giúp cho học
viên có tri thức và kinh nghiệm vận dụng sáng tạo trong thực tiễn công tác.
Ba là, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các Ban Xây dựng Đảng, các cơ quan thông tấn
báo chí, truyền thông Trung ương tiếp tục đổi mới, xây dựng đội ngũ giảng viên,
báo cáo viên, các chuyên gia, các nhà khoa học uy tín biên soạn, xuất bản giáo
trình, ấn phẩm tài liệu mới chất lượng hiệu quả; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật
công nghệ phù hợp với yêu cầu cập nhật kiến thức mới và định hướng dư luận tích
cực cho cán bộ, giảng viên các trường Chính trị tỉnh, thành phố hiện nay.
Bốn là, Đối tượng cán bộ giảng viên các trường Chính
trị tỉnh, thành phố có nhiệm vụ giảng dạy LLCT, nghiên cứu và tổng kết thực tiễn
ở địa phương cần được cập nhật kiến thức
mới, thường xuyên, đặc biệt cần được định hướng dư luận tích cực chính là bồi
dưỡng những tri thức, kỹ năng mới, nâng cao nhận thức về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà
nước, góp phần tạo nên sự thống nhất về ý trí và hành động trong toàn Đảng, tăng
cường khối đoàn kết toàn dân, nâng cao ý thức trách nhiệm, có những bài học
kinh nghiệm hay, những bài giảng tốt, xây dựng trường Chính trị thực sự xứng tầm
là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp ở địa phương, thiết thực góp phần
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.