1. Từ khi loài người sinh ra trên trái đất đến nay, có thể nói chưa khi
nào chúng ta loại trừ hết dịch bệnh; chính vì thế con người phải tìm ra những
phương thuốc quý, cứu giúp nhau vượt qua khỏi bệnh tật và ngưỡng cửa tử thần để
sinh sống, lao động, học tập, cống hiến cho gia đình và xã hội. Trong số đó, có
những người làm nghề chữa trị bệnh cứu người cứu đời, chăm lo bảo vệ sức khỏe
cho con người luôn được nhân dân, cộng đồng xã hội quý trọng, ghi nhận và tôn
vinh nên đặt cho cái tên rất đỗi thân thương mà vô cùng cao quý: “Lương y – thầy
thuốc”.
Y
đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, của mỗi thầy thuốc dưới mọi
chế độ, mọi điều kiện hoàn cảnh; được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận
tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình
đau đớn, coi người bệnh như anh em ruột thịt của mình; đúng như lời chủ tịch Hồ
Chí Minh căn dặn trong bức thư gửi cho Hội nghị cán bộ Ngành y tế Việt Nam ngày
27/2/1955: “Thương yêu người bệnh – người bệnh phó thác tính mạng nơi các cô
các chú. Chính phủ phó thác cho cá cô chú việc chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe
cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, chăm
sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn,
“Lương y phải như từ mẫu”
Phát huy truyền thống tốt đẹp nền y học dân tộc,
tri ân và tôn vinh danh hiệu cao quý những con người hết lòng vì người bệnh, hết
lòng vì sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân; ý thức sâu sắc lời dạy
trong bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ năm 1955, ngày 27/2 hàng năm được chọn
là “Ngày thầy thuốc Việt Nam”.
Khắc sâu lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”,
trong mọi thời kỳ cách mạng, trong mọi hoàn cảnh khó khăn vất vả, các thế hệ
cán bộ ngành y tế Việt Nam luôn đoàn kết, một lòng, khắc phục mọi khó khăn gian
khổ, bền gan vững chí, kiên trì học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn
tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, xây dựng nền
y học Việt Nam khoa học và phát triển. chúng ta không thể quên hình ảnh cao đẹp
của thầy thuốc như Bác Sỹ: Phạm Ngọc Thạch, Hồ Đắc Di, Vũ Đình Tụng, Trần Duy
Hưng, Tôn Thất Tùng; Bác Sỹ - Liệt Sỹ Đặng Thùy Trâm… đã cống hiến trọn đời cho
sự nghiệp cách mạng, họ mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho chúng ta học tập noi
theo.
2.
Hiện nay, hiểm họa từ ô nhiễm
môi trường sinh thái, dịch bệnh nhất là đại dịch Sars Covi-2 bùng phát, lan
nhanh toàn thế giới làm hơn 111 triệu người lây nhiễm và hơn 2,5 triệu người tử
vong. Trong đó Việt Nam với 2.043 ca dương tính, 35 ca tử vong đặc biệt, đợt 3
do nguyên nhân khách quan dịch Covid – 19 xuất hiện trở lại tại Hải Dương; ngay
từ những ngày đầu dịch bệnh bùng phát, các cấp ủy Đảng chính quyền và toàn hệ thống
chính trị vào cuộc 1 cách quyết liệt, chung sức đồng lòng quyết tâm khoanh vùng
dập dịch, từng bước khống chế, hạn chế, đẩy lùi dịch bệnh. Tuy nhiên, do những
nguyên nhân hết sức khách quan và cũng còn 1 số ít người dân chưa thực hiện
đúng nguyên tắc 5K nên dịch bệnh với chủng mới vẫn có nguy cơ lây nhiễm trong cộng
đồng. Do vậy, hơn bao giờ hết, mỗi một người dân Việt Nam, đặc biệt nhân dân Hải
Dương cũng cần phải tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết xung
quanh Ban chấp hành Đảng bộ từ tỉnh đến cơ sở, cả hệ thống chính trị vào cuộc
muôn người như một, không chủ quan không lơ là mất cảnh giác, thực hiện nghiêm
nguyên tắc 5K của Bộ Y tế: “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập
- Khai báo y tế” theo quy định, chung sức đồng lòng đoàn kết cùng chia sẻ giúp
đỡ với ngành y tế theo khả năng cao nhất để phòng chống thắng lợi đại dịch
Covid – 19 mới ổn định đời sống xã hội tạo điều kiện phát triển Kinh tế - Xã hội
như Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra; đồng thời
cũng là thể hiện sự tôn vinh với “Ngày thầy thuốc Việt Nam” (27/2) tri ân với đội
ngũ ngành y Việt Nam.
Thường trực Tỉnh uỷ Hải Dương động viên đội ngũ cán bộ y tế và yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm Sars- CoV-2.