ThS: Thân Thị
Cương
Giảng viên khoa
xây dựng Đảng
Trước khi cuộc chiếntranh lần thứ hai giữa
Việt Nam với Pháp nổ ra, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cho là đã tìm
mọi cách "cứu vãn hòa bình", chí ít cũng làm chậm lại chiến tranh để
chuẩn bị đối phó, đồng thời khéo léo tìm được thế bắt đầu chiến tranh tốt nhất
có thể . Hiệp định sơ bộ Việt–Pháp 6/3/1946 và Tạm ước Việt–Pháp 14/9/1946 lần
lượt được ký kết, Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán. Quân của Tưởng Giới Thạch phải
theo các điều ước rút về nước. Tuy nhiên, phía Pháp được cho là "quyết gây
chiến tranh", liên tiếp gây ra các cuộc thảm sát ở Hải Phòng và Hà Nội.
Sau đó Pháp đòi tước vũ khí của Việt Minh. Chiến tranh xảy ra vào đêm
19/12/1946 bởi trận đánh Hà Nội 1946. Vì vậy, ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch
Hồ CHí Minh đã ra lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” . Đáp lại Lời kêu gọi của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn thể dân tộc đã nhất tề đứng lên kháng chiến với ý
chí “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Tại thủ đô Hà Nội, các thành phố thị
xã Bắc vĩ tuyến 16, trong đó Hải Dương cũng anh dũng chiến đấu giành độc lập
cho đất nước.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tinh thần quyết chiến của quân và dân ta: “Chúng
ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng,
thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ
nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…”.
Thực hiện lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ở Hải Dương, ngày 19 tháng 12 năm 1946, Tỉnh ủy Hải Dương đã họp phiên mở rộng
để bổ khuyết công việc kháng chiến. Đêm ngày 19 tháng 12 năm 1946, tự vệ thị xã
Hải Dương cho nổ mìn đánh bốt điện Cống Ba Cửa (nằm trên đường An Ninh hiện
nay) và uy hiếp địch ở các vị trí nơi có quan Pháp đồn trú như khu vực cầu Phú lương, nhà máy Chai, Nhà Nông Khố và
Trường Con Gái. Đêm ngày 20, 21 tháng 12 quân ta đánh địch ở Nhà Nông Khố và
khu vực trường Con Gái. Qua 4 ngày 5 đếm chiến đấu với địch ở khu vực thị xã Hải
Dương, quân ta đã thu được thắng lợi lớn: diệt 2 vị trí trong 4 vị trí quan trọng
của địch với 2 trung đội lính Âu – Phí. Quân ta đã đánh địch 15 trận lớn nhỏ,
diệt hơn 100 tên địch, 11 xe quân sự, thu 1 súng bazôka, 2 trung liên, 20 tiểu
liên và súng trường, 27 quả lựu đạn, 24 chiếc dù và nhiều đồ dùng quân sự khác.
Phía ta tuy có bị hy sinh song vẫn bảo toàn được lực lượng, bảo vệ được người
và tài sản của nhân dân cũng như của các cơ quan nhà nước. Đây là sự kiện oanh
liệt mở đầu cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp ở Tỉnh Hải Dương.
Cùng với Hải Dương, Nhân dân thủ đô Hà Nội
đã đứng lên đấu tranh. Sau hiệu lệnh nổ súng, Vệ quốc đoàn và Tự vệ đồng
loạt tiến công các mục tiêu trong trung tâm Thành phố. Phối hợp với bộ
đội, các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia chiến đấu và phục vụ chiến
đấu, tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp chặn địch. Cùng với
quân, dân Thủ đô, quân và dân các đô thị từ Bắc vĩ tuyến 16 trở ra, như: Đà Nẵng,
Huế, Vinh, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang,... cũng nổ súng tiến
công giam chân địch trong các thành phố, thị xã, giành được thắng lợi bước
đầu. Ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, lực lượng vũ trang và nhân dân
đẩy mạnh chiến tranh du kích, đánh phá kế hoạch bình định, kiềm chế không
cho địch đưa lực lượng chi viện cho Trung Bộ và Bắc Bộ.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ
tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nhân dân cả nước nói chung và nhân dân hải
Dương nói riêng. Nhân dân Hải Dương đã đứng lên đấu tranh bảo tồn lực lượng và
cùng với cả nước chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp và giành
thắng lợi với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc cuộc chiến tranh ở
Đông Dương. Bước vào giai đoạn xây dựng và kiến thiết đất nước, tinh thần đi đầu
hưởng ứng Lời kêu gọi ngày ấy luôn được các thế hệ Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân cả nước trong đó có nhân dân Hải Dương phát huy, đoàn kết sáng tạo đẩy mạnh
phát triển kinh tế, tiến hành công cuộc đổi mới, tiếp tục có bước đi lên mạnh mẽ,
để sớm đưa Hải Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.