ThS.
Trần Thị Phượng
Giảng
viên khoa Nhà nước và pháp luật
Một trong 5 mục tiêu quan trọng
của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 là:
“Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và
trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”. Nhận thức rõ vị trí,
vai trò của cán bộ, công chức, viên chức trong việc xây dựng một nền công vụ
chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả theo yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức của tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được xác định là nhiệm vụ
trọng tâm, then chốt trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Trong
những năm qua, sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
tỉnh Hải Dương, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức đã cơ bản đáp ứng yêu cầu CCHC, bảo đảm yêu cầu thực
hiện nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành
chính. Cụ thể:
Về triển khai và thực hiện các nội dung về cải cách chế độ công vụ, công
chức.
- Về cơ cấu công chức, viên chức
theo vị trí việc làm
+ Cơ cấu vị trí việc làm trong
đơn vị sự nghiệp công lập:
Căn cứ các văn bản của Chính phủ,
Bộ Nội vụ, UBND tỉnh Hải Dương đã xây dựng và hoàn chỉnh Đề án Xác định vị trí
việc làm các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Hải Dương và triển khai tới các sở,
ban, ngành và thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh và UBND các huyện,
thị xã, thành phố.
Thực hiện các quyết định kiện
toàn sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp trong tỉnh, trong các năm 2018 và 2019, UBND
tỉnh tiếp tục phê duyệt đề án vị trí việc làm, phê duyệt đề án điều chỉnh vị
trí việc làm cho các cơ quan, đơn vị đảm bảo đúng quy định. Căn cứ đề án vị trí
việc làm, các đơn vị sự nghiệp công lập đã bố trí viên chức theo đúng vị trí việc
làm được phê duyệt.
+ Về thực hiện xác định vị trí việc làm công chức trong cơ quan hành
chính:
Căn cứ các văn bản của Chính phủ,
Bộ Nội vụ, trên cơ sở danh mục vị trí việc làm được Bộ Nội vụ phê duyệt, UBND tỉnh
Hải Dương đã phê duyệt đề án vị trí việc làm gắn với tinh giản biên chế giai đoạn
2015 - 2021 đối với các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện. Căn cứ đề án vị trí
việc làm, các cơ quan, tổ chức hành chính của
tỉnh đã bố trí công chức theo đúng vị trí việc làm được phê duyệt.
- Thực hiện Luật Cán bộ, công
chức năm 2008, Luật Viên chức năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Cán bộ, công chức, viên chức năm 2019 và các văn bản hướng dẫn của Chính
phủ, Bộ Nội vụ, công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Hải
Dương thời gian qua đảm bảo thực hiện nghiêm túc, công bằng, dân chủ, công
khai, đúng quy chế, đã tuyển chọn được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp
ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; đồng thời cử công chức hành chính dự thi nâng ngạch
và tổ chức thi nâng ngạch tại tỉnh theo đúng quy định, phù hợp cơ cấu công chức
theo vị trí việc làm. Tỉnh Hải Dương đã nâng ngạch và bổ nhiệm ngạch công chức
cho 328 người (1).
- Thực hiện quy định về thi,
xét thăng hạng viên chức: Căn cứ vị trí việc làm của viên chức trong đơn vị sự
nghiệp công lập, các đơn vị đã cử viên chức hành chính dự thi thăng hạng chức
danh nghề nghiệp và xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp tại tỉnh theo đúng quy
định.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức, viên chức của tỉnh được quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Tỉnh Hải
Dương luôn coi trọng việc gắn công tác quy hoạch cán bộ với công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ. Các cấp ủy, các sở, ngành đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo,
đào tạo lại, bồi dưỡng nhằm cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ nói
chung, đặc biệt là đối với cán bộ trong diện quy hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu về
nguồn cán bộ lãnh đạo của tỉnh. Từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh đã mở 690 lớp bồi
dưỡng, tập huấn để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với
31.879 lượt công chức và 40.703 lượt viên chức (2).
Về cán bộ, công chức cấp xã:
Số lượng đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã của tỉnh Hải Dương hiện có là 4.843 người, cơ cấu được phân bổ
tương đối phù hợp với các hoạt động của chính quyền cấp xã (3). Chất
lượng cán bộ, công chức cấp xã được nâng lên, 100% số cán bộ, công chức đạt chuẩn
theo quy định (4). Phần lớn cán bộ, công chức cấp xã có bản lĩnh
chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh
thần trách nhiệm cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của
tỉnh Hải Dương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định như:
- Việc tổ chức thi tuyển công
chức đối với chỉ tiêu còn thiếu trong các cơ quan hành chính nhà
nước thuộc tỉnh còn chậm, chưa kịp thời.
- Công tác đánh giá và quản lý
cán bộ vẫn là khâu yếu, việc đánh giá cán bộ còn chung chung,
chưa khoa học, thiếu khách quan, tình trạng nể nang, né tránh
trong đấu tranh tự phê bình và phê bình còn khá phổ biến.
- Công tác quy hoạch, tạo nguồn
cán bộ chỉ mới tập trung vào việc lựa chọn cán bộ kế cận phục vụ cho nhu cầu
trước mắt, chưa tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý lâu dài; tỷ lệ cán bộ trẻ,
cán bộ nữ trong quy hoạch còn thấp.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng
chưa thực sự gắn với quy hoạch cán bộ; Năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ,
công chức, viên chức chưa tương xứng với trình độ đào tạo, nhất là đối với đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; nhiều cán bộ đi học còn chạy theo bằng cấp để đáp ứng
tiêu chuẩn, chưa chú trọng đến kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; chất lượng đào
tạo của một số lớp đào tạo còn thấp, còn dàn trải, nặng về học lý thuyết, thiếu
về kiến thức thực tiễn và kỹ năng chuyên
môn, chưa phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học.
- Chưa tổ chức công tác thi tuyển
cạnh tranh để bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo. Việc bố trí cán bộ, công chức,
viên chức ở một số đơn vị cấp xã còn chưa phù hợp với chuyên môn.
Để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng
yêu cầu CCHC trong thời gian tới, tỉnh Hải Dương đã đề ra một số nhiệm vụ trọng
tâm sau:
- Tiếp tục xây dựng,
điều chỉnh Đề án vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị
sự nghiệp công lập theo các Nghị định mới của Chính phủ; đẩy mạnh cải cách chế
độ công vụ, công chức; đồng thời thực hiện sắp xếp, bố trí cán bộ công chức,
viên chức, người lao động theo vị trí việc làm được phê duyệt. Rà soát, sắp xếp
lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đảm bảo đúng cơ cấu, số lượng theo quy định.
- Đề cao trách nhiệm và đạo
đức công vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành và thực thi
công vụ của cán bộ, công chức.
- Đổi mới phương thức tuyển dụng
công chức; tổ chức thí điểm đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo, quản lý.
- Đổi mới công tác thống kê, báo
cáo và quản lý hồ sơ công chức, viên chức.
- Nâng cao chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Đổi mới nâng cao chất lượng
công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo nghiêm túc và hiệu quả
theo đúng tinh thần Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ; gắn với công tác
thi đua khen thưởng, với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Nâng cao trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch CCHC hàng năm, nêu cao
tinh thần, trách nhiệm lấy sự hài lòng của người dân và các tổ chức, doanh nghiệp
làm thước đo đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
- Áp dụng công nghệ thông tin, các mô hình, phương pháp,
công nghệ hiện đại trong các hoạt động tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng, đánh
giá cán bộ, công chức, viên chức./.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính Phủ (2011), Nghị quyết số
30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính
nhà nước giai đoạn 2011-2020;
2. Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày
13/6/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số
30c/NQ-CP;
3. UBND tỉnh Hải Dương (2020), Báo cáo số 139/BC-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2020 tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành
chính nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2030.