Th.s. Phạm Thị Thanh Xuân
Phó
Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật
Xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở
cơ sở là tiền đề thực hiện các nhiệm vụ chính trị -kinh tế-xã hội ở mỗi cơ
quan, đơn vị. Trong thời gian qua, tổ chức công đoàn tỉnh đã chủ động tham gia
và phối hợp chính quyền, chuyên môn phát huy tốt dân chủ ở cơ sở, tạo ra những
tác động tích cực trong quá trình phát triển chung của tỉnh.
Thực hiện Chương trình Nâng cao hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ đại
diện cho người lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
lao động, giai đoạn 2018-2023 và Nghị quyết Đại hội XVIII Công đoàn tỉnh Hải
Dương, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai đến các cấp công
đoàn trong đó xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu về việc thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở.
Từ tháng 12 năm 2020, Liên đoàn Lao động tỉnh đã có văn bản chỉ đạo việc tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức, Hội nghị
người lao động yêu cầu đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ đề ra. Qua triển khai thực hiện, hầu hết các cấp uỷ, chính quyền và công đoàn cơ sở đều
có nhận thức đúng về vai trò, tác dụng của việc thực hiện QCDC gắn liền với việc
thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị góp phần nâng cao ý thức
làm chủ của người lao động trong việc tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp. Xây dựng được mối quan hệ hài hòa giữa đội ngũ cán bộ quản lý với tập
thể người lao động tại đơn vị, tạo sự cảm thông, đoàn kết, có ý thức
trách nhiệm cao vì lợi ích của người
sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở các quy định của pháp luật, các chế độ chính sách của Nhà nước
và các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Vai trò của các
cấp công đoàn trong thực hiện QCDC cơ sở
Trên cơ sở Chương trình Nâng cao hiệu quả việc thực hiện
các nhiệm vụ đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của người lao động, giai đoạn 2018-2023 và Nghị quyết Đại hội XVIII Công
đoàn tỉnh Hải Dương, Liên đoàn Lao
động tỉnh và CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở đã quan tâm chỉ đạo các CĐCS chủ động
phối hợp với người sử dụng lao động triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở. Trong các cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quan
tâm thực hiện tốt trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quản lý, điều hành,
công khai tài chính, đào tạo, biên chế, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, sắp xếp tổ
chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả... Vai trò của công đoàn cơ sở trong
việc triển khai, thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở đã tích cực và chủ động
Kết quả có 1195/1195 (đạt 100%) đơn
vị hành chính sự nghiệp tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức.
Kết
quả thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính đơn vị, sự nghiệp
công lập
Thông qua việc tổ chức hội nghị CBCCVC tại các cơ quan, đơn vị có nhiều
nội dung, văn bản, đã được các Thủ trưởng cơ quan, đơn vị công khai để cán bộ,
công chức được biết và tham gia ý kiến như: Các chủ trương, chính sách pháp luật
của Đảng và Nhà nước; mục tiêu, chỉ tiêu, thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát động
các phong trào thi đua; các giải pháp về tổ chức, đổi mới phương pháp và lề lối
làm việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng; các nội quy, quy chế,
sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, tuyển dụng, cho thôi việc, đào tạo, việc
sắp xếp tổ chức lại bộ máy cơ quan, đơn vị ... Các cơ quan hành chính nhà nước
đều xây dựng được “Quy chế chi tiêu nội bộ”, “Quy chế phối hợp giữa thủ trưởng
cơ quan và BCH công đoàn”... và thực hiện chế độ giao ban hàng tháng, quý giữa
thủ trưởng và lãnh đạo các phòng ban, đơn vị trực thuộc.
Nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ quan gắn với nhiệm trọng tâm cải
cách hành chính trong việc thực hiện Đề án “Xây dựng Chính quyền điện tử và Đô
thị thông minh tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030”
52 trang thông tin điện tử thành phần của các Sở, ban, ngành các huyện, thành
phố, thị xã được tích hợp trên Cổng thông tin của tỉnh. Đến nay đã thực hiện cấp
trên 8000 tài khoản thư điện tử công vụ, khoảng 2.800 chữ ký số cho cán bộ,
công chức. Hệ thống “ Một cửa điện tử” và Cổng dịch vụ công trực tuyến đã được
đưa vào sử dụng trên địa bàn tỉnh tại 18/18 sở, ban, ngành cung cấp 1.924 dịch
vụ công trực tuyến mức độ 3,4. 100% UBND các huyện, thị xã, thành phố đều có
trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin về bộ thủ tục hành chính
Ban thanh tra nhân dân tại các cơ quan, đơn vị hoạt động theo Luật thanh
tra và Nghị định 159/2016/NĐ-CP đồng thời dưới sự chỉ đạo của công đoàn cơ sở các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, chương
trình công tác hàng năm, triển khai thực hiện nghiêm túc. Thường xuyên giám sát
cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy
định của cơ quan, đơn vị ; nghị quyết hội nghị CBCCVC, hội nghị NLĐ, thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở và giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại của
CNVCLĐ và đoàn viên công đoàn.
Trong thời gian tới, nhằm phát huy vai trò của công đoàn trong thực hiện
quy chế dân chủ trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa
bàn tỉnh, các cấp công đoàn cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, nghị quyết
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh tới cán bộ, công chức
viên chức và người lao động, về lợi ích tổ chức hội nghị cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động. Xây dựng bổ sung quy chế hoạt động công đoàn, quy
chế phối hợp giữa công đoàn với thủ trưởng cơ quan với chính; tham gia xây dựng,
bổ sung các quy chế của cơ quan (Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế dân chủ, quy
chế hoạt động cơ quan, quy chế văn hóa ứng xử...)
Thứ hai, Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp,
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội
Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội Thi đua yêu nước
toàn quốc lần thứ X và công tác thi đua, khen thưởng trong CNVCLĐ toàn quốc
giai đoạn 2020-2025 vào điều kiện thực tiễn của ngành, cơ quan, đơn vị, các cấp
công đoàn xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo thực hiện trong
thời gian tới tránh dàn trải
Thứ ba, Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ công đoàn cơ sở những quy định mới
về quy chế dân chủ theo Nghị định 04/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính Phủ quy định
thực hiện dân chủ trong hoạt động Cơ quan hành chính chính nhà nước và đơn vị sự
nghiệp công lập; Luật công đoàn năm 2012, Luật Thanh tra năm 2010, hướng dẫn
1721/HD -TLĐ ngày 07/8/2017 về việc hướng dẫn Công đoàn với việc tổ chức và hoạt
động của Ban Thanh tra nhân dân theo quy định tại Nghị định số 159/2016/NĐ-CP.
Kết luận số 03-KL/ĐUK, ngày 13/5/2016 cuả Ban chấp hành Đảng bộ khối các cơ
quan tỉnh Hải Dương (khóaVII)“Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Quy chế
dân chủ ở cơ quan, đơn vị nhiệm kỳ 2015-2020”.
Thư tư, Đẩy mạnh các phong trào thi đua, cuộc vận động do Tổng Liên đoàn Lao động
Việt nam Phát động, cụ thể hóa các phong trào” Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”,”
Giỏi việc nước, đảm việc nhà””; “ Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động của
tổ chức Công đoàn”; gắn với chủ đề hoạt động năm 2021 “ Nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ công đoàn cơ sở”
Thứ năm, Tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh:
tích cực tham gia có hiệu qủa các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ
phát động “ Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”; “ Cán bộ, công chức, viên
chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”
Thứ sáu, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách
pháp luật về lao động, BHXH, BHYT, BHTN và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, góp
phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở.
Thứ bẩy, Nâng cao hiệu quả các hoạt động chăm lo lợi
ích và phúc lợi cho đoàn
viên, người lao động, quan tâm hỗ trợ kịp thời các trường hợp đoàn viên, người
lao động có hoàn cảnh khó khăn, thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.