Phan Huy Toán- Khoa LLCS
Ở Việt Nam trong thời gian gần đây lại gợn lên câu chuyện mà tưởng như đã quá cũ và quá quen thuộc với nhân dân và đất nước ta nhất là lớp trẻ, đó là chuyện việc học lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng có cần thiết và quan trọng với thế hệ trẻ không; hoặc thời đại ngày nay, thời đại của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ, thế hệ trẻ chỉ cần quan tâm đến những kiến thức của máy móc và các con số kĩ thuật là đủ, cuộc sống này còn nhiều điều quan tâm, nhưng ưu tiên hàng đầu mà lớp trẻ để ý là kiếm tiền và kiếm thật nhiều tiền để có những chiếc iphone đời mới nhất với các ca khúc của BTs ngân nga cùng thần tượng
Bài học Liên xô sụp đổ - một thảm hoạ của nhân loại trong thế kỉ XX là câu chuyện như thế. Như chúng ta biết, sau khi Liên xô sụp đổ vào mùa đông năm 1991, các học giả trên toàn thế giới đã phân tích nguyên nhân dẫn đến “hòn đá tảng của CNXH” bị tan tành, có thể kể đến nhiều nguyên nhân trụ cột, mà một trong những nguyên nhân quan trọng đó ở Liên Xô vào thời kỳ cải tổ là những người cộng sản Liên xô đã xem nhẹ lịch sử, xét lại lịch sử, chủ quan trong việc bảo vệ và bồi dưỡng cho thế hệ trẻ đất nước những giá trị tốt đẹp của lịch sử cách mạng hào hùng mà Lê nin và các vị tiền bối đã gây dựng. Vì thế trong những năm của thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Đảng Cộng Sản Liên xô với hơn 20 triệu đảng viên đã sụp đổ, nguyên nhân không chỉ do kẻ thù phá hoại, mà chính do những mầm mống diễn biến, tự diễn biến tư tưởng bên trong nội bộ Đảng, phi chính trị quân đội, phi truyền thông, báo chí và cả xét lại lịch sử, cùng với những sai lầm trong cải tổ kinh tế mà người khởi xướng là Mikhaiill Gorbachev- Tổng bí thư BCH Đảng Cộng Sản Liên Xô. Từ năm 1986 đến năm 1988, một loại cán bộ chủ chốt của các tờ báo có ảnh hưởng lớn tại Liên Xô được thay thế bởi những người ủng hộ chủ trương “tây hoá” của Gorbachev, từ đó các tờ báo này đã khuynh đảo dư luận, làm cho nhiều người dân ảo tưởng vào thế giới phương tây. Hàng loạt các tướng lĩnh và đảng viên lão thành đều được cho nghỉ hưu để nhường chỗ cho “lớp trẻ cấp tiến”; kinh tế chậm đổi mới, các vấn đề nội tại phát sinh cấp số nhân và ngày càng gay gắt… trào lưu xét lại lịch sử, xem lại lịch sử và các chiến công của các anh hùng Xô Viết, thay và đó bằng việc ca ngợi cái gọi là “dân chủ, văn minh phương tây” đã đạt đến cao trào. Điều gì đến đã phải đến, công lao mà Lê nin và các đảng viên ĐCS Liên Xô trong phút chốc đã chìm xuống biển sâu, đó là lỗi đau đoạn trường của những người cộng sản trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta. Đến lúc này người ta mới nhớ lại những lời Lê nin đã cảnh báo những người cộng sản “không có kẻ thù nào, dù chúng hùng mạnh và hung hãn nhất có thể đánh bại được chủ nghĩa Cộng sản, ngoại trừ những người cộng sản tự tiêu diệt chính họ bằng những lỗi lầm không kịp khắc phục”. Tiếc thay trên chính quê hương của Lê nin vĩ đại Chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ một cách nhanh chóng vì những nguyên nhân mà Người đã cảnh báo chúng ta. Bài học xem nhẹ lịch sử, xét lại lịch sử dân tộc lịch sử cách mạng của Liên Xô còn đó, đó là tấm gương tày liếp cho Việt Nam trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, trong đó phải kể đến cột mốc Việt Nam nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ vừa qua. Nếu xem nhẹ lịch sử sớm muộn chúng ta cũng phải trả giá đắt. Bài học Zalensky và tình trạng Urcraina hiện nay cũng là bài học cần tham khảo./.