ThS.
Nguyễn Chí Công
Phó
trưởng khoa Khoa Lý Luậncơ sở
Thuật ngữ “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” được nêu rõ trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng
Đảng là những khái niệm rất đáng lưu tâm trong bối cảnh chính trị - xã hội nước
ta hiện nay cùng những tổng kết đánh giá thực trạng công tác xây dựng Đảng về
cán bộ. Nhận thức rõ “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong đội ngũ cán
bộ, đảng viên để đấu tranh phòng, chống là vấn đề cần thiết. Trong bài viết
này, tác giả cố gắng bàn thêm về khái niệm “tự diễn biến”
và “tự chuyển hóa”.
Thuật ngữ “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” xuất hiện gần đây, sau Học thuyết “Diễn biến hòa bình” và đang trong Chiến
lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, với mọi thủ đoạn chống phá,
tạo sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
từ nội bộ (đặc biệt là đảng chính trị và chính phủ) các nước có chế độ chính
trị xã hội chủ nghĩa và các nước có khuynh hướng tiến bộ không theo quỹ đạo của
chủ nghĩa tư bản.
Những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống ở một bộ phận
cán bộ, đảng viên đã được Đảng ta cảnh báo từ Hội nghị Trung ương 6 (lần 2)
khóa VIII.
Trong
văn kiện Đại hội XI (2011), lần đầu tiên Đảng ta nhận định: “Trong nội bộ, những
biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
có những diễn biến phức tạp”(1). Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI nhận định các
thế lực thù địch thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đến Đại hội XII, Đảng
ta tiếp tục nhận định: “những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một
bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và sự quan liêu, tham nhũng,
lãng phí diễn biến phức tạp”(2). Hội nghị Trung
ương 4 (khóa XII) đã thống nhất ban hành Nghị quyết về “Tăng cường xây dựng, chỉnh
đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, nhằm khắc phục
những hạn chế, khuyết điểm; đồng thời xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị,
tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Kết luận số 21-KL/TW ngày
25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng
và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng
viên suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”. Kết luận số 21 đã mở rộng phạm vi, không chỉ trong xây dựng, chỉnh
đốn Đảng mà còn bao gồm cả trong xây dựng hệ thống chính trị theo tinh thần Đại
hội XIII của Đảng. Kết luận nêu yêu cầu cao hơn là kiên quyết ngăn chặn, đẩy
lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Theo Đại Từ điển tiếng
Việt: “Diễn biến là biến đổi theo chiều hướng nào đó”; “chuyển hóa là biến đổi
từ dạng này, hình thái này sang dạng khác, hình thái khác”.
Nhà báo Hà Đăng cho rằng, “tự diễn biến” là quá trình biến đổi từ
bên trong cán bộ, đảng viên theo chiều hướng từ đúng sang sai, từ tốt sang xấu,
từ tích cực sang tiêu cực, từ tiến bộ sang phản tiến bộ. “Tự chuyển hóa” là sự
nối tiếp của quá trình “tự diễn biến”, nhưng ở cấp độ cao hơn. Đó là sự thay
đổi về chất của quan điểm chính trị lẫn đạo đức, lối sống, khiến cho cán bộ,
đảng viên không còn là chính mình nữa... Tự diễn biến, tự chuyển hóa là
nói về quá trình diễn ra trong chính nội bộ ta (3).
Có
ý kiến cho rằng, “tự diễn biến” là quá trình đấu tranh giữa các mặt tích cực
và tiêu cực, giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong nội tâm
người cán bộ, đảng viên trước những tác động phức tạp của tình hình trong nước
và quốc tế (3).
Như thế, trong các văn kiện của Đảng, trên các phương tiện
thông tin đại chúng ở nước ta, các khái niệm “tự diễn biến” và “tự chuyển
hóa” được sử dụng theo nghĩa là sự suy thoái, biến chất về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Và “tự diễn biến,
tự chuyển hóa trong nội bộ” là thuật
ngữ chỉ sự biến đổi tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ,
đảng viên (trong nội bộ tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội
ở cả 4 cấp) từ tích cực sang tiêu cực, làm suy yếu Đảng, Nhà nước từ bên trong,
dẫn đến nguy cơ chuyển hóa chế độ chính trị, xã hội.
Theo cách tiếp cận Triết học Mác- Lênin, “Tự diễn biến” là khái
niệm dùng để chỉ quá trình biến đổi về lượng và chất không cơ bản của sự vật.
Vì sự vật có nhiều chất nên khi lượng biến đổi (trong độ, ở hoàn cảnh cụ thể) có
những chất không cơ bản của sự vật biến đổi. Trong quá trình tự diễn biến, sự vật còn là nó, chưa
biến thành sự vật khác. Như thế, “Tự diễn biến” là quá trình tự biến đổi theo
khuynh hướng tiêu cực về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của chính chủ
thể cán bộ, đảng viên.
“Tự chuyển hóa” là khái niệm dùng để chỉ sự biến đổi về chất cơ bản của
sự vật. Khi đó, sự vật không còn là nó. Như thế, “tự chuyển hóa” là sự biến đổi tiêu cực về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của
chính chủ thể cán bộ, đảng viên.
Nguyên nhân cơ bản, trực tiếp, chủ yếu, bên trong của sự “tự diễn biến”
và sự “tự chuyển hóa” là do sự tương tác giữa các mặt đối lập của bản thân đối
tượng (về tư
tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của chính chủ thể cán bộ, đảng
viên) gây nên. Nguyên nhân không cơ bản, không trực tiếp, không chủ yếu, bên
ngoài của sự “tự diễn biến” và sự “tự chuyển hóa” là do sự tương tác giữa một
hoặc các mặt đối lập của bản thân đối tượng với đối tác bên ngoài hoặc của chính
đối tượng với đối tác bên ngoài (bất mãn điều kiện, đời sống vật
chất; bất mãn địa vị; sự lôi kéo của các thế lực phản động…) gây
nên. Điều này lý giải cái toát yếu rằng, tại sao trong cùng hoàn cảnh xã hội
Việt Nam đương đại, chỉ có một bộ phận, dù không
nhỏ “cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất”.
Ở nước ta hiện nay, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong một bộ phận
cán bộ, đảng viên (thậm chí trong một bộ phận quần chúng nhân dân: thiếu lòng
tin đối với Đảng; ca ngợi đời sống vật chất của một số nước thuộc chủ nghĩa tư
bản; a dua, cổ súy những luận điệu và hoạt động sai trái của một số tổ chức, cá
nhân về nhân quyền, dân tộc, tôn giáo…) xảy ra trên cả bốn lĩnh vực cơ bản của
đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên là hiện
hữu, đáng lo ngại (do nguyên nhân chủ quan là chủ yếu) dẫn đến chính những vụ,
việc sai lầm trong nội bộ tổ chức Đảng, Nhà nước và trong các tổ chức chính trị
-xã hội của hệ thống chính trị. Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
nội bộ ta (trước hết và chủ yếu về tư tưởng chính trị) thực chất là phòng ngừa,
triệt tiêu nguyên nhân chủ quan dẫn đến thoái hóa, biến chất. Nhưng đó cũng là
cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi giải quyết phải thật sự khoa
học, hiệu quả, không nóng vội, chủ quan duy ý chí trong tình hình hiện nay.
Để chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên hiện nay
cần chú trọng thực hiện tốt một số vấn đề:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện tốt công tác tư
tưởng của Đảng, đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về
ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu,
vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ hai, hoàn thiện, thực hiện nghiêm túc công
tác cán bộ, cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của
người có chức, có quyền; phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm tập thể, cá
nhân trong từng công đoạn giải quyết công việc và có chế tài xử lý nghiêm những
hành vi vi phạm; kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với
cán bộ làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém
về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công
tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu.
Thứ ba, đẩy
mạnh công tác kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc tổ chức thực hiện
các nghị quyết, kết luận của Đảng; xử lý nghiêm tập thể, cá nhân ban hành văn
bản không đúng, không phù hợp hoặc thực hiện không nghiêm túc các nội dung nghị
quyết, kết luận của Đảng; khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân thực hiện có
hiệu quả.
Tóm lại, nhận thức rõ sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ
cán bộ, đảng viên; tích cực xây dựng con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa; kiên
trì và kiên quyết phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là vấn đề có ý nghĩa quyết định, là một nhiệm
vụ then chốt trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng để thực hiện thành công cuộc đổi
mới, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Chú thích: