na
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)! 
Nghiên cứu trao đổi
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường chính trị tỉnh Hải Dương
29/12/2021 12:00:00

         

           ThS. Phạm Thị Quyên

            Giảng viên Khoa Nhà Nước & Pháp luất

Chất lượng đội ngũ giảng viên là chất lượng của tập hợp tất cả các giảng viên nhà trường (giảng viên cơ hữu, giảng viên kiêm nhiệm). Đó chính là chất lượng trong các bài giảng, các bài nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tiễn của đội ngũ giảng viên nhà trường. Chất lượng đội ngũ giảng viên được phản ánh thông qua các tiêu chuẩn của người giảng viên. Các tiêu chuẩn của người giảng viên được quy định trong các văn bản pháp luật, trong quy chế của nhà trường, nó phản ánh về các mặt trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ kỹ năng, kinh nghiệm ... của người giảng viên.

Theo Quy định số 1101/QĐ-TƯ của Tỉnh ủy Hải Dương ngày 31 tháng 12 năm 2019 về chức năng, nhiệm vụ bộ máy trường Chính trị tỉnh Hải Dương thì trường Chính trị tỉnh Hải Dương là đơn vị sự nghiệp thuộc Tỉnh ủy, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tổ chức bộ máy của nhà trường bao gồm: Hiệu trưởng và không quá 02 Hiệu phó; các khoa, phòng trực thuộc bao gồm: 03 khoa và 02 phòng: Khoa Lý luận cơ sở, Khoa Xây dựng Đảng, Khoa Nhà nước và pháp luật, Phòng Quản lý đào tạo và Nghiên cứu khoa học, Phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu.

Xuất phát từ nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của trường Chính trị tỉnh đòi hỏi đội ngũ giảng viên ngoài kiến thức lý luận sâu phải có kinh nghiệm thực tiễn cao mới đáp ứng những yêu cầu mới hiện nay. Trường Chính trị tỉnh Hải Dương luôn quan tâm, chú trọng đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng trường Chính trị tỉnh là đội ngũ giảng viên của trường.

Thực tế trong thời gian qua, đội ngũ giảng viên nhà trường đã có nhiều đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển của trường như: các giảng viên được đào tạo bài bản tại các trường đại học chính quy, từ thạc sỹ trở lên, được tuyển dụng vào trường theo đúng chuyên ngành đã học, số lượng giảng viên dạy giỏi cấp trường ngày càng gia tăng, nhiều giảng viên được đánh giá cao về chuyên môn từ phía các học viên, hoạt động kho học, nghiên cứu thực tế của độingũ giảng viên được đổi mới... Từ đó có đóng góp rất lớn đến việc nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức địa phương là đối tuonwgj theo học tại trường Chính trị tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: một số giảng viên giảng dạy chưa đúng với chuyên ngành đào tạo, vận dụng kiến thức lý luận và thực tế còn hạn chế; phương pháp giảng dạy chưa linh hoạt, sáng taopj; hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế của giảng viên còn hạn chế... Dẫn đến ở một số môn học hoặc bài giảng chất lượng giảng dạy chưa thực sự cao, chưa đáp ứng được những mong đợi và kỳ vọng của đối tượng học viên.

Nguyên nhân của thực trạng trên có liên quan trực tiếp tới quá trình xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên, đến việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng, kiểm tra, đánh giá và xây dựng chế độ, chính sách, cơ sở vật chất đối với giảng viên nhà trường. Vì vậy, cần có sự đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nhà trường đặc biệt trong tình hinhfmowis hiện nay. Bài viết này tác giả xin được đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nhà trường như sau:

Thứ nhất: Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ giảng viên trường Chính trị. Trong giai đoạn hiện nay, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ giảng viên trường Chính trị. Trong giai đoạn hiện nay, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ giảng viên trường Chính cần chú trọng một số nội dung sau:

- Kịp thời ban hành các Chỉ thị, Nghị nghiệp, thông báo về công tác cán bộ, giảng viên của trường theo hướng dẫn của Trung ương.

- Lãnh đạo, quán triệu các Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Cụ thể như sau: tổ chức các buổi học tập theo gương đạo đức Hồ Chí Minh, học tập Nghị quyết Đảng... nhằm tuyên truyền nhận thức đối với đội ngũ giảng viên.

- Tiến hành tổng kết, đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng, công tác đánh giá giảng viên có năng lực trình độ chuyên môn chưa cao vào vị trí lãnh đạo khoa, phòng chức năng.

- Tăng cường sự lãnh đạo của tập thể đảng bộ, chi bộ về dội ngũ giảng viên các khoa, trường.

Thứ hai: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên. Có thể nói, công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên là yếu tố then chốt quyết định chất lượng đội ngũ giảng viên. Để công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên được nâng cao, tôi xin đề xuất một số nội dung trong vấn đề này như sau:

- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chuyên ngành từ đó nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về khoa học giáo dục, lý luận dạy học, từ đó hoàn thiện hơn về phương pháp giảng dạy.

- Nâng cao kiến thức thực tiễn cho đội ngũ giảng viên. Một trong những đặc trưng riêng của đội ngũ giảng viên trường Chính trị tỉnh là phải đưa kiến thức thực tiễn vào trong bài giảng để chứng minh cho những lý luận khoa học đã nêu. Bới vậy, một đòi hỏi khắt khe đối với đội ngũ giảng viên nhà trường là phải  giàu kiến thức thực tiễn. Muốn nâng cao kiến thức thực tiễn cho giảng viên, theo tôi có thể thực hiện thông qua các hình thức sau:

- Có thể luân chuyển giảng viên về địa phương trực tiếp làm công việc dưới cơ sở. Điều này rất quan trọng và cần thiết. Bởi lẽ, thông qua việc luân chuyển đó, giảng viên không những nắm vững tình hình thực tế mà còn có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với những tình huống xảy ra trong thực tiễn, giúp ích cho quá trình giảng dạy sau này.

- Giảng viên giảng dạy tự nghiên cứu thực tế. Hàng năm nhà trường quy định cho mỗi giảng viên phải tự nghiên cứu thực tế ở cơ sở trong một khoảng thời gian nhất định và có báo cáo thông qua Hội đồng khoa học của trường để đánh giá kết quả nghiên cứu thực tế của giảng viên. Qua việc nghiên cứu thực tế đó, giảng viên có điều kiện tiếp xúc trực tiếp, thu thập số liệu có liên quan những lĩnh vực  mà mình giảng dạy. Để thực hiện tốt hình thức này cần phải có sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của địa phương nơi nghiên cứu thực tế. Hiện nay, giảng viên nhà trường có thể tham gia nghiên cứu thực tế thông qua khoa tổ chức hoặc liên khoa. Đặc biệt, đối với các giảng viên trẻ mới được tuyển dụng thì phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng và phải dành nhiều thời gian cho công việc này.

- Nghiên cứu thực tế bằng việc tham quan, học tập kinh nghiệm trong hệ thống các trường chính trị tỉnh với nhau. Thực hiện hình thức này, các giảng viên sẽ nắm bắt tình hình thực tế ở một số địa phương khác ngoài tỉnh, có điều kiện trao đổi về chuyên môn, phương pháp giảng dạy, cách thức quản lý học tập... từ đó nâng cao chất lượng trong nghiên cứu, giảng dạy.

- Nghiên cứu thực tế bằng việc tham quan, học tập kinh nghiệm ở ngoài nước. Đây là một hình thức nghiên cứu rất quan trọng, nếu thực hiện hình thức này sẽ giúp cho giảng viên trực tiếp nắm bắt những kiến thức thực tiễn từ nước ngoài với những mô hình tốt, phương pháp tốt, từ đó có thể xem xét và vận dụng cho phù hợp với bài giảng của mình. Tuy nhiên, để thực hiện hình thức này có thể nói là rất phức tạp và khó khăn, vì việc tham quan nghiên cứu học tập kinh nghiệm này được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam và đồng thời là kinh phí để thực hiện cũng rất tốn kém. Vì vậy, để thực hiện tốt hình thức này theo tôi cần phải có sự hỗ trợ đắc lực của Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và cấp ủy, chính quyền từng địa phương tạo mọi điều kiện cho giảng viên các trường thực hiện hình thức đào tạo này.

Thứ ba: Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với giảng viên. Chính sách, chế độ đối với đội ngũ giảng viên trường Chính trị tỉnh là những quy định cụ thể áp dụng đối với giảng viên cơ yếu và giảng viên kiêm chức. Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, phải đồng thời xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách đối với giảng viên. Nếu làm được điều này hợp lý sẽ khuyến khích tính tích cực, sự hăng hái, cố gắng yên tâm trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực, sáng tạo của đội ngũ giảng viên. Ngược lại, chế độ chính sách chưa hợp lý sẽ tạo tâm trạng chán nản, kìm hãm sự sáng tạo, nảy sinh nhiều  tiêu cực, nội bộ mất đoàn kết... Vậy, đổi mới thực hiện tốt chính sách chế độ giảng viên trường chính trị tỉnh hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.

Thứ tư: Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá giảng viên. Tăng cường tiến hành thanh tra, kiểm tra về các mặt như: thực hiện nội quy, quy chế nhà trường, quy chế văn hóa công sở một cách thường xuyên, nghiên túc, tránh nể nang, xuê xoa. Đẩy mạnh công tác tiến hành thanh tra hoạt động giảng dạy của giảng viên như: soạn giáo án, thực hiện giờ giấc lên lớp, thái độ, cách ứng xử với học viên, phong cách giảng dạy...

Thứ năm: Tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho giảng viên.

Từ phía nhà trường, cần quan tâm hơn nữa tới nơi làm việc, nghiên cứu khoa học của giảng viên, khu nghỉ ngơi, giải trí của đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên. Giai đoạn hiện nay trong tình hình dịch bệnh covid 19 diễn ra phức tạp, nhà trường chuyển từ hình thức học tập trung sang hình thức học online, đảo bảo không ảnh hưởng tới chất lượng học tập và giảng dạy. Do vậy, trong trường phải đảm bảo có phòng họp, phòng làm việc, phòng học trang bị hệ thống mạng ổn định.

Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Chính trị tỉnh Hải Dương. Từ đó, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước tỉnh nhà.