Ths: Nguyễn Thanh Nguyên
Giảng viên khoa Xây dựng Đảng
Năng lực của lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn, nghiệp vụ cấp sở Nghị định số 24/2014/NĐ- CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quy định phòng chuyên môn, nghiệp vụ là một bộ phận, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của sở. Chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân tỉnh do giám đốc sở chịu trách nhiệm ban
hành quy định cụ thể bằng văn bản trên cơ sở thẩm quyền theo pháp luật.
Tầm quan
trọng năng lực của công chức lãnh đạo quản lý phòng chuyên môn, nghiệp vụ đối với
sự thành công và hiệu quả hoạt động chung của tổ chức cũng như đối với bản thân
công chức lãnh đạo quản lý phòng chuyên môn, nghiệp vụ và công chức cấp dưới,
được biểu hiện rõ ở tình huống: nếu công chức lãnh đạo quản lý phòng chuyên
môn, nghiệp vụ có năng lực thấp thì chắc chắn trong quá trình điều hành, quản
lý của phòng sẽ gặp những khó khăn nhất định.
Đó là sự chấp hành từ chuyên
viên cấp dưới khó toàn diện và kết quả hoạt động chung về chuyên môn, nghiệp vụ
của phòng sẽ thấp. Nếu công chức lãnh đạo quản lý phòng chuyên môn, nghiệp vụ
có năng lực lãnh đạo quản lý thì có thể thực thi tốt công việc lãnh đạo quản lý
nhưng khi điều hành công tác chuyên môn, nghiệp vụ sẽ bị động, phụ thuộc vào sự
tham mưu của cấp dưới về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của phòng. Trường hợp
này, công chức lãnh đạo quản lý phòng chuyên môn, nghiệp vụ cần phải được nâng
cao trình độ chuyên môn và yêu cầu được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức
chuyên ngành, lĩnh vực phụ trách.
Năng lực công chức lãnh đạo quản lý phòng chuyên
môn, nghiệp vụ được xem xét trên các phương diện như: năng lực lãnh đạo; năng lực
quản lý và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trên từng phương diện, năng lực này
cũng được xem xét, đánh giá qua các yếu tố của năng lực cụ thể. Ngoài ra, còn
có hệ tiêu chí khác mang tính chuyên ngành để bảo đảm thực hiện công tác lãnh đạo
quản lý theo ngành, lĩnh vực chuyên môn của phòng chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ
thống cơ quan hành chính nhà nước.
Năng lực đối với công chức lãnh đạo quản lý
phòng chuyên môn, nghiệp vụ được xem xét, đánh giá trên các phương diện và cấu
trúc chung về năng lực cho lãnh đạo quản lý cấp phòng. Cụ thể, năng lực của công chức lãnh đạo quản
lý phòng chuyên môn, nghiệp vụ = Kiến thức + Kỹ năng + Thái độ làm việc trong
quá trình thực thi công vụ. Theo đó, để đánh giá năng lực của công chức lãnh đạo
quản lý phòng chuyên môn, nghiệp vụ dựa trên các tiêu chí sau:
- Về kiến thức chuyên môn, đòi hỏi công chức lãnh
đạo quản lý phòng chuyên môn, nghiệp vụ phải có kiến thức chuyên sâu thuộc lĩnh
vực chuyên môn, nghiệp vụ của phòng được giao phụ trách; được đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức chuyên ngành đúng với chức năng, nhiệm vụ của phòng chuyên môn, nghiệp
vụ; có kiến thức, sự hiểu biết về công nghệ thông tin, tin học, ngoại ngữ cần
thiết để có thể xử lý hồ sơ điện tử, soạn thảo văn bản; lưu trữ; lãnh đạo, chỉ
đạo nhiệm vụ qua cổng điện tử của cơ quan, đơn vị trong bối cảnh xây dựng chính
quyền điện tử hiện nay…
- Về kỹ năng, yêu cầu lãnh đạo quản lý phòng chuyên
môn, nghiệp vụ biết vận dụng thuần thục kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về
ngành, lĩnh vực; có kinh nghiệm điều hành, quản lý, xử lý các tình huống xảy ra
trên thực tiễn thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng chuyên môn, nghiệp vụ; có ảnh
hưởng, có uy tín đối với cấp dưới để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các chức
năng, nhiệm vụ của phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
Sự tương tác giao thoa giữa lãnh đạo với
chuyên viên trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng chuyên môn, nghiệp vụ;
mối quan hệ giữa lãnh đạo quản lý cấp phòng với chuyên viên có sự tác động qua
lại, bổ trợ cho nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Khung tương tác cho thấy ngoài kỹ
năng lãnh đạo quản lý, đòi hỏi công chức lãnh đạo quản lý phòng chuyên môn,
nghiệp vụ phải có trình độ chuyên môn mới thực hiện tốt nhiệm vụ điều hành hoạt
động công vụ của phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
Ngoài ra, do tính đặc thù cơ cấu nhân sự của
phòng chuyên môn, nghiệp vụ, công chức lãnh đạo quản lý phòng ngoài những kỹ
năng thực hiện chức trách lãnh đạo quản lý, tổ chức, chỉ đạo, điều hành hoạt động
thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ đạo, điều hành các nhân viên
thuộc cấp; tham mưu cho giám đốc sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được
phân công; công chức lãnh đạo quản lý phòng còn phải tham gia trực tiếp công
tác chuyên môn, nghiệp vụ cùng với công chức cấp dưới. Vì vậy, ngoài năng lực,
kỹ năng lãnh đạo quản lý, công chức lãnh đạo quản lý phòng phải có chuyên môn,
nghiệp vụ giỏi. Đây là một đặc tính rất quan trọng, bảo đảm sự thuận lợi cho
công chức lãnh đạo quản lý phòng chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện nhiệm vụ.
- Về thái độ của lãnh đạo quản lý phòng chuyên
môn, nghiệp vụ phải tôn trọng, đối xử công bằng đối với cấp dưới; trung thực,
có tư cách đạo đức trong sáng, có bản lĩnh và trách nhiệm trong công việc, phải
là tấm gương đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ.
Định hướng nâng cao năng lực cho công chức
lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn, nghiệp vụ cấp sở hiện nay:
Thứ nhất: Chú trọng
về năng lực của công chức lãnh đạo quản lý phòng chuyên môn nghiệp vụ khi tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, luân
chuyển phải bảo đảm tiêu chí được đào tạo chính quy, căn bản về kiến thức
chuyên môn ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ và phải có kinh nghiệm lãnh
đạo quản lý công tác chuyên môn của phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
Thứ
hai: Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và
chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ thông tin... để công chức lãnh đạo quản lý phòng chuyên môn, nghiệp vụ
phải có đầy đủ các kỹ năng như đáp ứng các yêu cầu về công nghệ thông tin, dịch
vụ hành chính công điện tử, chủ động và làm chủ được các kỹ năng để xử lý tình
huống liên quan đến vấn đề nghiệp vụ trong chuyên môn của công chức lãnh đạo quản
lý phòng chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài ra, họ cần phải được nâng cao kỹ thuật soạn
thảo văn bản; kỹ thuật, nghiệp vụ văn thư lưu trữ; rèn luyện kỹ năng giao
tiếp; kỹ năng xử lý hồ sơ điện tử, ngoại ngữ, tin học… đáp ứng yêu cầu trong môi trường công nghệ,
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của phòng.
Thứ ba: rèn luyện, nâng
cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, lòng trung thực, tính liêm khiết và đạo đức nghề nghiệp
trong hoạt động công vụ đối với công chức lãnh đạo quản lý phòng chuyên môn,
nghiệp vụ cấp sở. Họ cần gương mẫu về đạo đức, lối sống giản dị, lành mạnh,
tích cực học tập và trách nhiệm công vụ.
Thứ tư: Kiến thức,
kỹ năng và thái độ chuyên môn trong thực thi công vụ là điều kiện cần thiết để
công chức lãnh đạo quản lý phòng chuyên môn, nghiệp vụ hoàn thành công việc tốt
nhất theo đặc thù của ngành, lĩnh vực, do đó, phải được kiểm tra, đánh giá của cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền, bằng các công cụ đánh giá khoa học cùng với kết quả khảo sát sự
hài lòng của các cá nhân, tổ chức và khách hàng.