Đổi
mới, nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh là
nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng góp phần quan trọng trong việc
tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch trong tình hình mới. Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn,
bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung, nhiều phương diện. Trong đó, việc nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên - với tư cách là chủ thể
của quá trình dạy và học đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Thêm nữa, hiện nay, việc
hướng tới việc xây dựng Trường chính trị chuẩn, đòi hỏi người giảng viên cũng
phải đảm bảo “chuẩn”. Hiện nay, gần 80%
các đồng chí đoàn viên chi đoàn thanh niên là giảng viên và giảng viên kiêm chức,
chiểm khoảng 35% tổng số giảng viên toàn trường, đảm nhận việc giảng dạy một lượng
khá lớn các bài giảng. Ngoài công việc giảng dạy, các đồng chí cũng tham gia
các công việc khác như coi thi, chấm thi, dọc phách…theo sự phân công của nhà
trường. Trong những năm qua, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng ủy, Ban giám
hiệu đặc biệt là của đồng chí Hiệu trưởng nhà trường, các đồng chí giảng viên
trẻ đã được đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Cho đến nay, 100%
các đồng chí đều có trình độ thạc sĩ. Năng lực, trình độ chuyên môn về cơ bản đảm
bảo cho hoạt động giảng dạy.
Tuy
nhiên, có một thực tế đó là những giảng viên trẻ lại thiếu kiến thức thực tiễn,
thiếu kinh nghiệm trong xử tình huống. Trong
khi đó đội ngũ học viên tại các lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính và
các lớp bồi dưỡng thì đa dạng, phong phú về lứa tuổi, nghề nghiệp, về trình độ
và những học viên này đều đang công tác tại các sở, ban, ngành, các địa phương
và tại đơn vị sự nghiệp, họ là những người có kiến thức thực tiễn. Điều này ít
nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên trẻ. Một số giảng
viên còn có sức “ì”, ngại đổi mới phương pháp nghiên cứu và giảng dạy, nhiều giảng
viên có gốc được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, kiến thức gốc lý luận có
tính chất kinh điển nắm chưa chắc, nhưng chưa chủ động trong bồi dưỡng. Bên cạnh
hoạt động giảng dạy, một số nghiệp vụ khác còn chưa thực sự “chuyên nghiệp”.
Chính vì vậy, trong thời gian tới, để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
cho đội ngũ giảng viên trẻ, hướng tới xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng,
mạnh về chất lượng, hướng tới đáp ứng các tiêu chí “trường chính trị chuẩn”,
qua đó góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giảng dạy, theo tôi cần tập
trung vào một số vấn đề sau đây:
Trước hết, đối với bản thân mỗi giảng viên:
Thứ nhất, giảng viên trẻ phải
xác định: là giảng viên trường đảng thì vừa là vinh dự và vừa là trách nhiệm của
mỗi bản thân. Phải xây dựng cho mình một phong cách, tư cách giảng viên trường
đảng. Phải thực sự tâm huyết với nghề nghiệp. Phải thấm nhuần quan điểm của Hồ
Chí Minh: “không phải ai cũng huấn luyện
được”. Người huấn luyện trước hết phải xác định huấn luyện là một nghề. Huấn
luyện cán bộ nằm trong nghề cách mạng. Người huấn luyện phải học thêm mãi thì mới
làm được nghề huấn luyện của mình như Lê nin khuyên chúng ta “học nữa, học mãi”
[,
tr.356], để thông thạo, nắm vững nội dung, phương pháp, biết cái gốc, cái
chính; biết những tài liệu cần thiết giúp cho người học đạt hiệu quả.
Thứ hai, bản thân mỗi giảng
viên trẻ không được tự mãn với những kiến thức của bản thân. Phải tích cực
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phong cách sư phạm. Kiến thức ở đây
không chỉ là kiến thức chuyên ngành mà còn là kiến thức liên ngành. Kiến thức
giữa các bộ môn: lý luận về chủ Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Những vấn đề
cơ bản về Đảng cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản.... đều liên quan, bổ sung, hỗ
trợ cho nhau trong nội dung mỗi bài giảng. Sau mỗi buổi lên lớp hoặc sau khi giảng
xong một lớp nào đó, giảng viên trẻ cần có khoảng thời gian tự nghiền ngẫm,
đánh giá lại toàn bộ quá trình dạy của mình, rút ra những mục, những phần mình
đã giảng tốt, những mục, đoạn mình giảng chưa hay, chưa ưng ý. Làm được điều
này, người giảng viên sẽ tiếp tục phát huy được những phần giảng mà mình cảm thấy
đạt yêu cầu, đồng thời để khắc phục ở những hạn chế mà mình còn mắc phải tại
các buổi giảng, lớp tiếp theo. Từ đó nâng cao chất lượng bài giảng từng bước một.
Thứ
ba, giảng viên trẻ cần có tinh thần cầu tiến,
tiếp tục rèn luyện các mặt: tập viết, tập giảng, rèn luyện tác phong sư phạm, kỷ
luật làm việc, kỷ luật phát ngôn, bản lĩnh chính trị, tích cực đi dự giờ, học hỏi
kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên đã có nhiều năm công tác và kinh nghiệm ở
trường để đúc rút kinh nghiệm, bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt trong bài
giảng của mình. Không chỉ học hỏi đồng nghiệp, thầy cô, trong trường mà cần
tích cực học hỏi thầy cô, đội ngũ báo cáo viên tại trường. Có một điều thuận lợi
là hiện nay nhà trường đã và đang đa dạng về loại hình đào tạo, bồi dưỡng, đội
ngũ báo cáo viên tại các lớp là rất phong phú. Vậy giảng viên trẻ cần theo dõi
kế hoạch đào tạo của Nhà trường và đăng ký lịch nghe giảng tại các lớp đào tạo,
bồi dưỡng khi có những báo cáo viên từ các học viên, các bộ, ngành của Trung
ương về giảng dạy tại trường để học hỏi kinh nghiệm.
Thứ tư, giảng viên trẻ cần
tích cực, chủ động trong hoạt động nghiên cứu khoa học để nâng cao kiến thức thực
tiễn. Theo quy chế hiện hành thì nghĩa vụ hàng năm của mỗi giảng phải
thực hiện 270 giờ nghiên cứu khoa học. Giảng viên không nên chỉ thực thiện đủ
270 giờ mà phải tích cực viết các bản tin, bài nghiên cứu trao đổi đăng bài
đăng trên website nhà trường, các bài tham luậm tham gia các hội thảo do nhà
trường và các học viên, cơ sở đào tạo liên kết phối hợp tổ chức, tham gia làm
chủ nhiệm hoặc thành viên các đề tài khoa học các cấp. Vì khi tham gia viết nhiều
bài khoa học sẽ trau rồi kỹ năng viết, nâng tầm chất lượng bài viết, khả năng
nghiên cứu koa học của bản thân, điều này giúp ích rất nhiều cho giảng viên khi
giảng bài, trình bày ý tưởng sẽ được trôi chảy, tăng tính thuyết phục cho người
nghe. Cùng với việc tích cực, cầu thị trong việc viết các tham luận, bài nghiên
cứu thì giảng viên trẻ phải chủ động, tích cực trong việc đi nghiên cứu thực tế
ở cơ sở. Bản thân mỗi giảng viên cần chủ động, tích cực trong các buổi đi
nghiên cứu thực tế, để từ đó soi dọi, đối chiếu với những kiến thức mình được
trang bị và qua hoạt động nghiên cứu thực tế để mình tích lũy kinh nghiệm thực
tiễn tại cơ sở và đây là những nguồn kiến thức bổ ích để sau này vận dụng vào
các nội dung giảng dạy, tăng tính hấp dẫn, khăc phục tình trạng “nói suông”,
“kiến thức rỗng”.
Về phía Ban chấp hành Chi đoàn:
Đề nghị Ban chấp hành chi đoàn nhà trường, với
tư cách đại diện cho tiếng nói của Đoàn thanh niên, chủ động đề xuất, tham mưu
cho Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa cho đội
ngũ giảng viên trẻ như việc xây dựng các buổi sinh hoạt chuyên đề, tọa đàm nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (ví dụ: tọa đàm trao đổi xử lý tình huống
trong giảng dạy, thi cử; hoặc tọa đàm về một số kỹ năng, nghiệp vụ cụ thể),
tăng cường cho chi đoàn thanh niên được đi thực tế tại cơ sở, quan tâm hơn nữa
đến việc cử giảng viên tham gia các đợt bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn tại Học
viện.
Về phía Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường:
Cần
tạo điều kiện cho giảng viên trẻ được tham gia nhiều hơn vào các đợt tập huấn,
bồi dưỡng tại Học viện; tiếp tục đổi mới công tác nghiên cứu thực tế đối với giảng
viên và đặc biệt là đề nghị với các cơ quan cấp trên tạo điều kiện cho giảng
viên được tiếp cận những tài liệu cần thiết liên quan tới định hướng, các văn bản
mới của tỉnh và các sở, ngành, địa phương để trên cơ sở đó giảng viên bổ sung
thêm nhiều kiến thức thực tiễn vào bài giảng.
Nâng
cao chất lượng đội ngũ giảng viên nói chung và đối với đội ngũ giảng viên trẻ
nói riêng là đòi hỏi thiết thực vì năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
đội ngũ giảng viên là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo và khẳng định uy
tín, vị thế, thương hiệu của nhà trường. Với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị ngày
càng cao trong tình hình mới đòi hỏi Đảng ủy, Ban giám hiệu và các phòng, khoa.
đặc biệt là từng giảng viên trẻ cần quyết tâm hơn nữa trong việc nâng cao trình
độ chuyên môn, khả năng nghiên cứu khoa học, phương pháp làm việc và phẩm chất
đạo đức… góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán
bộ làm “cái gốc của mọi công việc”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.