na
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)! 
Nghiên cứu trao đổi
MỘT HIỆN TƯỢNG PHA LOÃNG LỊCH SỬ TRONG GIÁO DỤC
11/11/2023 12:00:00

Ths Phan Huy Toán, GV khoa Lý Luận cơ sở

Có lẽ đến nay, trên cộng đồng dư luận xã hội đã quá quen với khái niệm "pha loãng lịch sử". Tuy nhiên, những người hiểu rõ về vấn đề này không nhiều. Vậy thuật ngữ “ pha loãng lịch sử” được hiểu là việc làm mờ, phai nhạt, xoá nhòa tình cảm, truyền thống, đạo lý tốt đẹp của gia đình, dân tộc, đất nước giữa các thế hệ cùng sinh sông trên một quốc gia; làm mất đi, biến dạng hay coi nhẹ tình cảm giữa ông bà cha mẹ với con cháu, giữa anh em ruột thịt với nhau. Ở phạm vi nhỏ hẹp là gia đình, ở phạm vi rộng lớn là quốc gia - dân tộc. "Pha loãng lịch sử" làm cho tính dân tộc, tính truyền thống, tính bản sắc văn hóa, tính kế thừa trở nên không còn giá trị, lâu dần không còn sức sống thực tiễn. Hệ quả là người ta không quan tâm đến lịch sử, văn hoá truyền thống, bản sắc; coi nhẹ việc giáo dục lịch sử và quên đi lịch sử, làm cho mối liên hệ giữa các thế hệ trở nên rời rạc, thiếu sợi dây gắn kết, từ đó phá vỡ một quốc gia về tinh thần, nguy cơ của một xã hội hốn loạn là rất lớn.

Mặt khác "pha loãng lịch sử" còn đề cập đến việc học giáo dục các môn cơ sở bắt buộc trong nhà trường ĐH, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trong hệ thống giá dục Việt Nam.

Như ta biết, kể từ khi Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời năm 1945 và kế thừa là Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, trong giáo dục đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp đều bắt buộc học tập các môn học: Chủ nghĩa Mác-Lênin, Lịch sử ĐCS Việt Nam, Giáo dục Quốc phòng - An ninh, sau này thêm môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, hai bộ môn Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh được xác định là "nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam" – Đảng lãnh đạo duy nhất và toàn diện trên mọi mặt của đời sống xã hội, đại diện cho nguyện vọng, ý chí của nhân dân và cả dân tộc Việt Nam. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XHCN, vì thế sinh viên Việt Nam phải học tập theo tinh thần nền tảng tư tưởng của ĐCS Việt Nam để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Nhiều năm trở lại đây ở Việt Nam, nhiều loại hình đào tạo đại học xuất hiện, trong đó có cả các trường hợp tác, liên kết với các trường nước ngoài, cùng với xu thế đổi mới giáo dục cho phù hợi với sự phát triển của thế giới đương đại và sự phát triển của Việt Nam. Xuất phát từ ý tưởng phải đổi mới phương pháp dạy học để hội nhập với nền giáo dục các nước cùng thực trạng có nhiều gia đình có điều kiện cho con em đi du học ở nước ngoài nên từ năm 2008 đến nay đã xuất hiện các trường đại học quốc tế ở nước ta. Tuy nhiên, điều đáng nói và hết sức đáng lo ngại là hầu hết những trường đại học quốc tế này lại không giảng dạy và học tập các môn Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục Quốc phòng - An ninh. Như vậy đây có phải là việc làm tự tách mình ra khỏi nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khiến cho những sinh viên được đào tạo ở các trường này trở thành những sản phẩm lạc lõng, bị tách rời khỏi ngôi nhà Tổ quốc, ngôi nhà dân tộc.

Một ví dụ cụ thể, đó là trường ĐH Fulbright, khi bà chủ tịch sáng lập ĐH Fulbright Việt Nam, Đàm Bích Thủy trong một lần đã từng phát biểu rằng Trường ĐH Fulbright Việt Nam sẽ dạy môn Chủ nghĩa Mác-Lênin và các môn học chung bắt buộc khác nhưng theo cái cách riêng của họ với thứ gọi là giáo dục khai phóng. Họ cho rằng: "Bạn cần phải nhìn mọi thứ từ một lăng kính khác, đặc biệt là đối với lịch sử. Có rất nhiều cách giải thích về lịch sử”.

Với việc nhân danh giáo dục khai phóng này thì ĐH Fulbright Việt Nam và các trường ngoài công lập khác tuy là không nói thẳng ra nhưng đã ngầm khẳng định rằng họ tách rời khỏi nền giáo dục xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Như vậy, môn Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng sẽ được ĐH Fulbright Việt Nam dạy theo cách riêng của họ và có lẽ cách đó là phủ nhận học thuyết Mác-Lênin như giới trí thức, học giả tư bản phương Tây vẫn, đã và đang thực hiện từ nhiều năm qua.

Đây là một hiện tượng khá phổ biến trong các trường ĐH ngoài công lập, mà thông qua các trang quảng bá của nhà trường ta biết, quả như vậy là một hiện tượng đáng báo động của trường ĐH Fulbright Việt Nam nói riêng các trường đại học quốc tế ở nước ta nói chung.

Qua một vài phân tích chúng ta dễ nhân thấy đây cũng là một dạng "pha loãng lịch sử" bằng cách pha loãng tư tưởng và ý thức hệ của giới sinh viên Việt Nam. Họ lấy các giá trị vật chất và các giá trị tư duy, tư tưởng, văn hóa của phương Tây để pha loãng tư tưởng, ý thức hệ của giới sinh viên và trí thức trẻ Việt Nam. Mục đích để làm gì có thể có nhiều ý đồ và mục tiêu của họ; tuy nhiên nó là một hồi chuông cảnh tỉnh trên dư luận truyền thông không được coi nhẹ việc giáo dục các môn học bắt buộc này, các CQ quản lý cần lưu tâm lớn hơn… để tránh những điều xảy ra tệ hại trong tương lai y như việc các cuộc cách mạng màu sắc chi phối truyền thông, báo chí, giáo dục ở Đông âu và Liên xô hồi thập niên 80, 90 thế kỉ XX./.